Một tháng trước thôi, tôi còn tưởng lấy được chồng giàu sẽ đổi đời và sung sướng. Đã thế mẹ chồng còn rất tâm lý, tạo điều kiện hết sức cho con dâu. Ấy vậy mà giờ đây mỗi đêm về với tôi là một nỗi ám ảnh, sống trong sợ hãi.
Tôi là gái quê nhưng sau khi học xong đại học quyết định bám trụ ở lại thành phố xin việc. Do chưa có kinh nghiệm, lại trẻ tuổi nên thời gian đầu tôi phải nhảy việc rất nhiều nơi. Cho đến khi may mắn được vào công ty dược của mẹ chồng làm thì mọi thứ thay đổi chóng vánh.
Vào công ty, ban đầu tôi chỉ làm kế toán giải quyết lương thưởng bình thường. Dần dần về sau thấy tôi chịu khó và thật thà nên bác giám đốc giao cho quyết toán hợp đồng của các nhà cung cấp, đối tác. Lương tháng bác dành cho tôi cũng rất ổn định.
Mỗi khi 2 bác cháu có dịp ngồi cùng nhau, bác ấy lại kể có một con trai duy nhất. Anh ấy làm phó giám đốc công ty nhưng không mấy khi xuất hiện, toàn làm việc online để giải quyết giúp bác các vấn đề tồn đọng cũng như lên các chiến dịch quảng bá sản phẩm tới tay khách hàng, nhà phân phối. Điều này khiến tôi tò mò lắm.
Có 2-3 lần tôi được bác gái bảo mang tập tài liệu qua nhà cho anh ấy. Dù chỉ gặp trong chốc lát 5-10 phút nhưng tôi khá ấn tượng khi thấy anh rất đẹp trai, nói chuyện khiêm tốn. Tuy nhiên anh cứ có vẻ không được nhanh nhẹn năng động giống bác gái. Mang tiếng con nhà giàu cứ suốt ngày ru rú ở nhà.
Vài lần gặp nhau như thế, rồi một ngày bác gái đề nghị thẳng:
“Đó, nhà bác chỉ có 2 mẹ con thôi, con đã gặp con trai bác rồi nên biết nó thế nào. Vậy con có đồng ý làm con dâu của bác không?”.
Nghe bác gái nói mà tôi giật mình. Dù 2 đứa không có tình yêu nhưng bác gái rất quan tâm, mong muốn tác hợp cho tôi với con bác như vậy nên cuối cùng tôi cũng đồng ý. Hơn nữa tôi nghĩ lấy chồng giàu, cuộc sống của tôi cũng sẽ đỡ khổ.
Trước khi cưới, 2 chúng tôi chỉ thường xuyên nói chuyện nhắn tin qua Zalo, facebook nên tôi cũng thấy gần gũi hơn. Ngay đến cả việc chụp ảnh cưới, mẹ chồng cũng chỉ đặt lịch cho thợ ảnh về nhà chụp trong 1 tiếng là xong hết. Nói chung những lần xuất hiện cùng anh, thấy anh chậm chạp, không được tinh khôn nhưng tôi cũng thấy an tâm hơn.
Rồi đám cưới của 2 đứa cũng diễn ra sau đó. Mẹ chồng tổ chức rất chu đáo. Hôm đón dâu bà còn tặng cho tôi chìa khóa căn nhà mới bảo nếu sau này không muốn ở chung thì vợ chồng có thể ra riêng. Điều này khiến tôi vui lắm.
Tới đêm tân hôn, tôi còn tưởng lần đầu tiên gần nhau của vợ chồng sẽ nhiều cảm xúc nhưng anh đột ngột đòi ngủ riêng ở phòng bên. Mới cưới nên tôi nghĩ anh ngại nên cũng chiều lòng.
Đêm hôm ấy, sau một lúc thiếp đi vì mệt, tôi tỉnh dậy nên sang phòng bên xem thế nào. Tôi hoảng hốt khi thấy chồng mới cưới đang vật vã, còn tự nhét giẻ vào miệng. Lúc ấy mẹ chồng cũng ở bên cạnh anh, miệng không ngừng bảo phải cố lên.
Nhìn cảnh tượng đó tôi sợ hãi chạy vào hỏi anh bị sao thì bà mới thú nhận anh bị mắc bệnh động kinh từ nhỏ, tuần sẽ lên cơn vài lần. Dù bà đã đưa anh đi nhiều nơi chữa chạy nhưng bệnh tình không đỡ. Thời gian này chẳng hiểu sao lại nặng hơn khi đêm nào cũng lên cơn.
Biết bệnh của mình nên lúc nào anh cũng để sẵn khăn sạch ở đầu giường để sắp lên cơn thì tự nhét vào miệng để không cắn phải lưỡi, làm tổn hại đến cơ thể.
Nghe mẹ chồng nói mà tôi choáng váng. Như thế này thì khác nào tôi bị bà lừa. Tôi nửa muốn bỏ chạy nửa muốn tiếp tục cam chịu cuộc hôn nhân này. Mẹ chồng cũng bảo, nếu tôi tận tâm yêu thương chăm sóc cho anh, chịu sinh cho bà 1 đứa cháu nội thì bà sẽ thưởng lớn. Còn tôi thì lo lắng lắm, chồng bị động kinh như thế, liệu tôi có nên sinh con? Con sinh ra có bị bệnh giống như anh ấy không?
Chồng hoặc vợ bị bệnh động kinh có nên sinh con? Con sinh ra liệu có bị di truyền?
Động kinh là một bệnh do các nguyên nhân như di truyền, chấn thương sọ não, u não… Vì thế, cha mẹ khỏe cũng có thể sinh con bị động kinh. Và không phải cha mẹ bị động kinh là con có thể bị di truyền. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, biểu hiện bằng những cơn co giật đột ngột, ngắn và lặp đi lặp lại.
Có nhiều người bị động kinh nhưng vẫn thông minh, có trình độ cao, có sự nghiệp. Tuy nhiên, bệnh này phải kiên trì điều trị và tuân thủ nguyên tắc nhất định, đặc biệt chú trọng đến các yếu tố tâm lý và giữ nề nếp sinh hoạt ổn định. Người bị bệnh động kinh vẫn có đời sống tình cảm, biết yêu thương và có khả năng sinh hoạt tình dục như bình thường. Tuy nhiên, hai vợ chồng đều phải được tư vấn về kỹ năng chăm sóc lẫn nhau.
Chồng hoặc vợ bị bệnh động kinh vẫn có thể lập gia đình như mọi người. Nếu cả cha và mẹ đều bị động kinh thì có khoảng 25% con sinh ra bị động kinh. Còn chỉ có cha hoặc mẹ bị động kinh thì khả năng đó thấp hơn. Người mẹ cần được khám và tư vấn kỹ trong suốt quá trình mang thai và sinh nở.