Phụ Nữ Sức Khỏe

Tác hại của giấc ngủ trưa kéo dài

Các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện ra rằng giấc ngủ trưa dài sẽ không có lợi cho sức khỏe.

Ngủ trưa lâu hơn 30 phút có thể không tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Những người ngủ trưa dài có xu hướng sở hữu chỉ số khối cơ thể và khả năng mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn người không ngủ trưa. Tuy nhiên, việc bỏ qua giấc ngủ trưa có thể cũng không mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Ở một số quốc gia, ngủ trưa là một thông lệ phổ biến. Mặc dù giấc ngủ trưa có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, hiệu suất nhận thức và quá trình trao đổi chất, nhưng mối liên hệ giữa giấc ngủ trưa và sức khỏe trao đổi chất vẫn chưa rõ ràng.

Gần đây, các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Brigham and Women's, một thành viên của hệ thống chăm sóc sức khỏe Mass General Brigham (Mỹ) đã xem xét vấn đề này. Họ đã đánh giá mối liên hệ giữa giấc ngủ trưa, thời gian ngủ, béo phì và hội chứng chuyển hóa ở hơn 3.000 người trưởng thành từ vùng Địa Trung Hải.

Theo đó, người ngủ trưa từ 30 phút trở lên (giấc ngủ trưa dài) dễ có chỉ số khối cơ thể, huyết áp cao hơn người không ngủ trưa, đồng thời cũng dễ bị một loạt các vấn đề khác liên quan đến bệnh tim và tiểu đường (hội chứng chuyển hóa) nhiều hơn người không ngủ giữa ngày.

Ở người có giấc ngủ trưa ngắn (ít hơn 30 phút), không gia tăng nguy cơ béo phì và vấn đề về trao đổi chất không xuất hiện. Ngoài ra, những người ngủ trưa ngắn ít có khả năng bị tăng huyết áp hơn những người không ngủ trưa. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Obesity.

Ngủ trưa lâu dễ béo phì

Béo phì là một vấn đề sức khỏe đang gia tăng ảnh hưởng đến nhiều người trên thế giới. Sự tích tụ chất béo trong cơ thể có liên quan đến cách thức ăn được tiêu hóa trong quá trình trao đổi chất. Việc hiểu rằng cách lựa chọn lối sống, chẳng hạn như ngủ trưa, có thể ảnh hưởng đến cơ chế trao đổi chất, sẽ giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu các thói quen ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tiến sĩ Marta Garaulet, giảng viên thỉnh giảng tại Khoa Giấc ngủ và Rối loạn sinh học, Bệnh viện Brigham and Women's là một trong những tác giả chính của nghiên cứu trên. Bà cho biết thời lượng, tư thế ngủ và các yếu tố cụ thể khác có thể ảnh hưởng đến lợi ích của một giấc ngủ ngắn.

Ngoài ra, một nghiên cứu trước đây bà thực hiện với một nhóm nghiên cứu lớn ở Anh phát hiện ra giấc ngủ trưa có liên quan đến việc tăng nguy cơ béo phì. Họ muốn xác định xem liệu điều này có đúng ở một quốc gia mà giấc ngủ trưa gắn liền với văn hóa hơn (như Tây Ban Nha) và thời gian ngủ trưa có liên quan như thế nào đến sức khỏe trao đổi chất.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra dữ liệu từ 3.275 người trưởng thành ở Địa Trung Hải, đặc biệt là người đến từ vùng Murcia của Tây Ban Nha. Trong đó, các đặc điểm trao đổi chất cơ bản được đo lường ở người tham gia tại Đại học Murcia.

Ngoài ra, cuộc khảo sát về giấc ngủ trưa của họ đã thu thập thêm thông tin chi tiết về giấc ngủ ngắn và các yếu tố lối sống khác. Các danh mục xem xét của cuộc khảo sát gồm người không ngủ trưa, người ngủ ít hơn 30 phút và người ngủ nhiều hơn 30 phút.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng những người ngủ trưa dài (hơn 30 phút) có chỉ số khối cơ thể cao hơn và có nhiều khả năng mắc hội chứng chuyển hóa hơn những người không ngủ trưa.

Ngoài ra, so với nhóm không ngủ trưa, nhóm ngủ trưa dài có số đo vòng eo, mức đường huyết lúc đói, huyết áp tâm thu (áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp) và huyết áp tâm trương (áp lực máu lên thành động mạch khi tim giãn ra) cao hơn.

Giấc ngủ trưa dài có liên quan đến thời gian ngủ và thời gian ăn vào ban đêm. Nó cũng liên quan tới số năng lượng hấp thụ vào bữa trưa, hút thuốc lá, cũng như nơi ngủ trưa (giường hay ghế sofa). Điều này có thể giải thích các nguy cơ bệnh tật cao hơn liên quan đến thời gian ngủ trưa dài hơn.

Đây là một nghiên cứu quan sát và một số yếu tố sức khỏe có thể do béo phì chứ không phải vì ngủ trưa. Tuy nhiên, một nghiên cứu trước đây về dữ liệu được thu thập ở Phòng lưu mẫu sinh học (Biobank) của Anh đã chỉ ra mối quan hệ nhân quả giữa ngủ trưa và béo phì, đặc biệt là béo bụng vốn được cho là bất lợi nhất.

Đi tìm giấc ngủ trưa tối ưu

Ảnh minh họa/INT.

Trong nghiên cứu hiện tại, các tác giả đã tìm thấy nhiều yếu tố lối sống đóng vai trò trung gian giữa giấc ngủ trưa và các yếu tố sức khỏe. Những kết quả trên cho thấy cần có thêm các nghiên cứu trong tương lai để xem liệu giấc ngủ trưa ngắn có lợi hơn giấc ngủ dài hay không, đặc biệt đối với những người có thói quen như ăn và ngủ muộn vào ban đêm hoặc đối với những người hút thuốc.

Tiến sĩ Frank Scheer, nhà thần kinh học cấp cao, kiêm giảng viên khoa Giấc ngủ và Rối loạn sinh học tại Bệnh viện Brigham and Women’s cũng là đồng tác giả của nghiên cứu cho biết, kết quả cho thấy tầm quan trọng của việc xem xét độ dài giấc ngủ trưa.

Nó cũng đặt ra câu hỏi liệu những giấc ngủ ngắn có thể mang lại những lợi ích đặc biệt hay không. Nhiều tổ chức nghiên cứu đang nhận ra lợi ích của những giấc ngủ ngắn chủ yếu là đối với năng suất làm việc và sức khỏe nói chung.

Tiến sĩ Frank Scheer cho biết các nghiên cứu trong tương lai có thể chứng minh thêm lợi ích của giấc ngủ trưa ngắn. Điều này có thể là động lực giúp tìm ra thời lượng ngủ trưa tối ưu. Nó cũng thay đổi nhận thức về các tác động sức khỏe lâu dài và tăng năng suất lao động có được nhờ giấc ngủ trưa tối ưu.

Theo Cẩm Bình/Giáo Dục và Thời Đại

Tin liên quan

8 thói quen giúp kéo dài tuổi thọ

Một nghiên cứu đối với cựu chiến binh Mỹ đã đưa ra 8 thói quen mang lại lợi ích sức...

Đau bụng liên tục, người phụ nữ phát hiện mắc bệnh hiếm thế giới có 6 ca

Bệnh viện Việt Đức cho biết, nữ bệnh nhân đi khám tại 2 viện nhưng không phẫu thuật được vì...

Trẻ cần vận động bao lâu/ngày để tăng sức đề kháng?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến nghị trẻ em và thanh thiếu niên nên tập thể dục...

Bác sĩ khuyên chị em làm thường xuyên 5 việc để chậm lão hóa, giúp trẻ lâu

Thậm chí, chuyên gia còn nhận định, nếu áp dụng thường xuyên đúng cách, chị em sẽ trẻ hơn chục...

1 sai lầm khi vệ sinh đồ lót có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Chị em đều biết rằng đồ lót là thứ cần thay mỗi ngày nhưng không phải ai cũng biết cách...

Nên đánh răng trước hay sau bữa sáng?

Nên đánh răng trước hay sau bữa sáng là câu hỏi gây nhiều tranh cãi, đâu mới là lựa chọn...

6 thói quen buổi sáng khiến bạn mệt mỏi suốt cả ngày

Cách bạn khởi động cơ thể vào buổi sáng vô cùng quan trọng vì nó quyết định mức năng...

Tin mới nhất

Bật mí 5 dấu hiệu cho thấy làn da đang lão hóa tốt

15 giờ trước

MC Thanh Bạch 'hồi xuân' sau khi tân trang nhan sắc, hiếm hoi lộ diện với hàng ký vàng trên...

15 giờ trước

Mẹ Hồ Ngọc Hà U70 vẫn tự tin diện áo tắm, body khỏe khoắn khiến nhiều người ngưỡng mộ, con...

15 giờ trước

Phương Mỹ Chi khóc nghẹn kể về tuổi thơ nghèo khó, từ khi nổi tiếng đã không cho cha mẹ...

15 giờ trước

Những thói quen tốt cho tim cần kết hợp với thói quen tập thể dục hàng ngày mà ai cũng...

15 giờ trước

Hãng dược AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu, kèm theo hội chứng nguy hiểm khác

15 giờ trước

Giữ dáng tại nơi làm việc: 3 lời khuyên của chuyên gia để tránh tăng cân khi làm việc tại...

20 giờ trước

Xa Thi Mạn thừa nhận mình bị xúc phạm, xem thường, nhiều đêm dài đẫm nước mắt khi mới vào...

20 giờ trước

Những sao nam nhiều vợ nhất Vbiz: Công Lý và Kim Tử Long viên mãn sau 3 lần kết hôn,...

20 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình