Dầu oliu là gì?
Dầu oliu là loại dầu thực vật được chiết xuất từ cây ô liu, một loại thực vật có nhiều vai trò quan trọng thuộc họ Oleaceae, tên khoa học là Olea europaea. Đây là loại cây truyền thống ở vùng Địa Trung Hải, ngày nay được nhân giống và trồng ở rất nhiều nơi trên toàn thế giới.
Dầu oliu được cả thế giới sử dụng làm thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, xà phòng và còn có thể làm nguyên liệu đèn dầu truyền thống… Trước kia, khi công nghệ chưa phát triển, người ta chiết xuất dầu oliu bằng phương pháp thủ công như: nghiền và ép quả ô liu bằng cối đá chuyên dụng.
Thành phần trong dầu oliu
Cứ 100g dầu olive nguyên chất chứa 885 kcal năng lượng, 14g chất béo không bão hòa đơn, 11g chất béo không bão hòa đa (<1.5g omega 3 và 3.5 - 21g omega 6), 73g chất béo bão hòa đơn, 14mg Vitamin E và 62μg Vitamin K. Ngoài ra còn có Vitamin A, D, F, carotene, chất chống oxy hóa nhưng lại không chứa cholesterol nên khả năng tiêu hóa và hấp thụ vào cơ thể rất tốt.
Các loại dầu oliu
Hiện nay có 4 loại dầu ô liu với 4 mức độ chiết xuất khác nhau:
Extra virgin
Đây là loại dầu nguyên chất ép lượt đầu tiên từ quả oliu chưa trải qua xử lý hay chế biến. Đây là loại dầu oliu tốt nhất về hàm lượng dinh dưỡng gồm nhiều axit béo không bão hòa đơn, thành phần vitamin E, A với nồng độ axit tiêu chuẩn dưới 1%.
Virgin
Loại này cũng là dầu ép lượt đầu tiên từ quả ô liu, tuy nhiên nồng độ axit cao hơn Extra virgin một chút và chất lượng chỉ đứng sau Extra virgin.
Pure
Đây là loại dầu đã trải qua quá trình lọc và tinh chế để loại bỏ các tạp chất, do qua xử lý nên độ nguyên chất không còn nhiều. Dầu này trên bao bì còn có tên gọi khác là olive oil.
Extra light/Lite hoặc Pomace
Loại này được trải qua chế biến nhiều hơn, về tính chất gần như tương tự các loại dầu thực vật thông thường, chỉ còn dư lại chút mùi vị của dầu oliu.
Tác dụng của dầu oliu với sức khỏe
Ổn định huyết áp
Hội nghị Archives of Internal Medicine năm 2000 đã công bố một nghiên cứu về việc điều trị bệnh huyết áp cao nhờ việc dùng dầu oliu thay cho các chất béo khác trong mỗi bữa ăn. Theo nghiên cứu này, thành phần axit oleic trong dầu oliu rất dễ hấp thụ vào cơ thể, giúp giảm huyết áp hiệu quả.
Bên cạnh đó, nhờ thành phần chất béo không bão hòa trong loại dầu này có thể giúp ngăn chặn và làm chậm quá trình lão hóa ở tim. Đây được xem là một trong những tác dụng chữa bệnh của dầu oliu đã được biết đến.
Giảm cholesterol
LDL - cholesterol là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng xơ vữa mạch máu. Trong dầu oliu nguyên chất chứa thành phần oleocanthal và oleuropein có khả năng khiến các phân tử LDL không bị oxy hóa, làm giảm hàm lượng LDL - cholesterol từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Bên cạnh đó dầu ô liu còn giúp tăng tăng lượng HDL - cholesterol (cholesterol tốt) trong cơ thể. Đây là loại cholesterol có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa hiện tượng đông máu, bảo vệ thành mạch máu, giúp hạn chế các cơn đau tim và đột quỵ
Chống viêm
Trong dầu oliu chứa chất chống viêm mạnh mẽ, có khả năng ngăn ngừa chứng viêm mãn tính, nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh như: ung thư, tiểu đường, bệnh tim, hội chứng chuyển hóa, viêm khớp và bệnh Alzheimer.
Trong một nghiên cứu của Monell Chemical Senses Center vào năm 2005, thì chất chống viêm trong dầu oliu có khả năng ức chế hoạt tính của cyclooxygenase enzyme (COX enzyme) vốn là một loại men gây viêm trong cơ thể.
Phòng ngừa bệnh ung thư
Thành phần polyphenol trong dầu oliu hoạt động giống như một chất chống quá trình oxy hóa, lại vừa giúp các tế bào tránh khỏi sự căng thẳng và kháng được hiện tượng viêm nhiễm mãn tính, từ đó làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Bảo vệ xương
Trong một nghiên cứu thì những người Địa Trung Hải có chế độ ăn bổ sung dầu oliu hàng ngày có lượng osteocalcin trong máu cao hơn hẳn người bình thường. Osteocalcin cao nghĩa là mật độ xương tốt hơn và chắc chắn hơn.
Bữa ăn giàu dầu oliu còn giúp bổ sung lượng canxi cần thiết, rất tốt cho quá trình khoáng xương và vôi hóa. Do đó dầu oliu rất tốt cho người bị loãng xương và xương dễ vỡ, đặc biệt là người cao tuổi.
Ngăn ngừa táo bón
Kết hợp dầu oliu với nước chanh là cách giúp chữa cả bệnh táo bón lẫn các vấn đề về tiêu hóa. Tác dụng của dầu oliu này là nhờ sự kết hợp giữ tuyệt vời giữ công dụng: nhuận tràng của dầu oliu và chống viêm của cả nước chanh.
Tăng tuần hoàn máu
Trong dầu oliu có chất chống đông máu, chất này giúp tăng lưu lượng máu, đồng thời loại bỏ sự hình thành các cục máu đông.
Ngăn ngừa lão hóa sớm
Mỗi ngày dùng một thìa dầu oliu là cách mà bạn cung cấp cho cơ lượng lớn chất chống oxy hóa, từ đó hình thành cơ chế phòng ngừa lão hóa sớm hiệu quả.
Giải độc cơ thể
Dầu oliu có tính thanh lọc cơ thể rất cao, kết hợp với nước cốt chanh có thể giúp thải độc hiệu quả, đồng thời tăng cường hoạt động gan, mật và tạo cơ chế chống lại các gốc tự do.
Tác dụng của dầu ô liu với da toàn thân
Ngăn cản da bị hư hại do cháy nắng
Trong dầu oliu rất giàu chất béo không bão hòa, vitamin E, các chất chống oxy hóa mạnh. Đây đều là những thành phần có khả năng phục hồi nhanh làn da hư tổn, hạn chế nguy cơ ung thư da, làm dịu các vết cháy da do nắng. Dùng dầu ô liu bôi lên da là cách giúp da sáng hơn, hạn chế được việc sạm da.
Dưỡng ẩm da
Sau khi tắm hoặc trước khi đi ngủ bôi dầu oliu lên da là cách để giữ ẩm cho da hiệu quả, đặc biệt là những vùng da khô ráp như khủy tay, đầu gối…
Người mang bầu da bị rạn
Người mang bầu thường bị rạn da, dùng dầu oliu bôi lên là cách ngăn ngừa hiệu quả, đồng thời những vùng da đã bị rạn sẽ mờ đi nhanh chóng.
Tác dụng của dầu ô liu với da mặt
Làm sáng da
Kết hợp dầu oliu với lòng đỏ trứng gà làm mặt nạ cho da mặt, hiệu quả sáng da sẽ trở nên rõ ràng
Trị mụn
Dầu oliu có khả năng chống sưng viêm, giảm mụn, thích hợp với người bị mụn nhọt sưng viêm, mụn trứng cá… Sử dụng chủ yếu bằng cách bôi trực tiếp lên mụn.
Chống lão hóa
Chỉ cần bôi để qua đêm hoặc kết hợp với sữa chua bôi lên mặt rồi rửa sạch với nước ấm sau khoảng 15 phút sẽ giúp làn da lão hóa chậm hơn
Tác dụng của dầu ô liu với tóc
Làm mềm mượt tóc: Thoa trực tiếp lên tóc, vuốt và massage nhẹ nhàng.
Tăng độ bóng cho tóc: Tác dụng này có được là nhờ vào thành phần các axit béo có trong dầu.
Trị gàu, tránh khô da đầu: Giúp giảm bong tróc, nấm mốc, ngứa ngáy và khô da đầu.
Đối với tóc yếu: Tăng độ dày cho tóc, giảm gãy rụng, đồng thời kích thích tóc mọc nhanh hơn.
Không nên lạm dụng dầu oliu
Mặc dù tác dụng của dầu oliu có rất nhiều nhưng cũng giống như tất cả các loại thực phẩm khác, chúng ta không nên quá lạm dụng dầu oliu vì những nguy cơ gây hại mà nó mang lại
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Vì có chứa hàm lượng chất béo bão hòa, nên loại dầu này tạo điều kiện cho việc vận chuyển các chất độc do vi khuẩn hoặc nội độc tố để chúng có thể đi vào đường máu và mạch bạch huyết ở ruột khiến cơ thể kháng lại insulin gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.
Các bệnh về chất béo bão hòa
Tuy tác dụng tốt của dầu oliu có phụ thuộc nhiều vào lượng chất béo đơn không bão hòa, nhưng trong dầu oliu còn chứa một nguồn chất béo đơn bão hòa khá lớn.
Chỉ cần sử dụng 2 muỗng nhỏ dầu oliu trong khẩu phần ăn nghĩa là bạn đã cung cấp cho cơ thể một lượng axit béo bão hòa tương đối lớn. Con số này cao gấp 3 - 4 lần hàm lượng chất béo có trong thịt gà.
Chất béo này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh có thể dẫn tới tử vong như: xơ vữa động mạch, đau tim, béo phì, đột quỵ, ung thư vú… nếu chúng ta sử dụng quá mức dầu oliu
Bỏ qua các nguy cơ mà dầu oliu mạng lại nếu sử dụng quá nhiều, chúng ta không thể phủ nhận những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe và làm đẹp của nó mang lại. Vậy nên chúng ta nên sử dụng một cách hợp lý để tác dụng của dầu oliu là hoàn hảo nhất có thể đối với sức khỏe.