Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của cỏ lúa mì đối với sức khỏe con người
Cỏ lúa mì ngày càng được mọi người yêu thích để bổ sung cho sức khỏe, có thể chế biến nước ép từ cỏ lúa mì tươi, cũng có thể sử dụng bột cỏ lúa mì thay thế mà hiệu quả vẫn không chênh lệch bao nhiêu. Với những thành phần dinh dưỡng phong phú, thực tế cỏ lúa mì có tác dụng gì mà đáng để bạn lựa chọn cho mình và người thân?
Diệp lục tố - nguồn máu “xanh” tuyệt vời cho sức khỏe
Cơ cấu tạo thành diệp lục tố trong cỏ lúa mì gần tương tự với hồng cầu máu trong cơ thể con người. Chính vì vậy, cỏ lúa mì được xem là thực vật thiên nhiên có thể thúc đẩy hồng cầu, giúp con người phục hồi và tăng cường sức sống.
Khi diệp lục tố đi vào các tổ chức tế bào sẽ thanh trừ độc tố cùng tàn dư của thuốc, trung hòa những vật chất hóa học bất lợi cho sức khỏe, giúp thanh gan, hoạt huyết, tăng cường tim mạch, giảm đường huyết và khiến vết thương nhanh lành.
Vitamin phong phú
Cỏ lúa mì chứa nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể con người, bao gồm vitamin A, B, C và E. Đặc biệt là vitamin A tương đối quan trọng đối với quá trình sinh trưởng, đồng thời còn tăng cường sức khỏe thị lực. Các chuyên gia sức khỏe trên trang Meishichina cho biết, vitamin A còn có tác dụng kháng ung thư nhất định.
Bên cạnh đó, vitamin B có ích cho hệ thống thần kinh, phòng ngừa bệnh hôi chân, thúc đẩy cảm giác thèm ăn, giải trừ mệt mỏi, hỗ trợ các tế bào hấp thu năng lượng. Ngoài ra, vitamin C cũng có nhiều lợi ích đối với làn da, răng, mắt và cơ bắp. Vitamin E lại được xem là chất làm sạch cho cơ thể, bảo vệ tim, làm chậm lão hóa, cải thiện da và chứng thiếu máu.
Kho khoáng chất
Sở dĩ cỏ lúa mì còn được gọi là một kho khoáng chất phong phú bởi vì nó thực sự chứa nhiều nguyên tố vi lượng quan trọng, bao gồm canxi, sắt, ma-giê, kẽm, mangan, natri, coban v.v… Trong đó còn một nguyên tố quan trọng hơn cả đó là ly tử kali, có chức năng cải thiện tiêu hóa và táo bón, thúc đẩy nhu động ruột và dạ dày, bảo vệ cơ tim và cơ bắp toàn thân.
Vua của thực phẩm tính kiềm
Do bên trong cỏ lúa mì có nhiều khoáng chất thuộc kim với hàm lượng lớn nên mức độ kiềm có thể nói là cao hơn nhiều so với các loại thực vật khác, điển hình là tính kiềm của cỏ lúa mạch cao gồn cải bó xôi gần 66.4 lần. Vì vậy, đây là thực phẩm lý tưởng dành cho người có thể chất thuộc tính axit mạnh.
Enzyme
Đây là một loại protein hoạt tính, có tác dụng rộng rãi đối với các cơ quan và tổ chức trong cơ thể con người, là một chất kích thích hoạt tính sinh vật, thúc đẩy phân giải thức ăn và trao đổi chất, hồi phục tế bào.
Sử dụng nước ép cỏ lúa mì sao cho nhận được nhiều lợi ích nhất?
Cho dù là cỏ lúa mì tươi hay bột cỏ lúa mì thì cách dùng vẫn rất quan trọng để giúp bạn nhận được hiệu quả sức khỏe mà không bị tác dụng phụ. Nước ép cỏ lúa mì mặc dù là thức uống từ thiên nhiên, giàu dưỡng chất nhưng trong quá trình chế biến và thưởng thức, bạn cần chú ý những nguyên tắc cơ bản sau.
Bạn không nên uống ừng ực trong một lần mà nên uống từng hớp nhỏ chậm rãi. Nước ép cỏ lúa mì sau khi chế biến nên uống xong trong vòng 20 phút vì để lâu sẽ bị oxi hóa, mất đi hiệu quả trị liệu đối với sức khỏe. Tốt nhất bạn nên uống cỏ lúa mì trước bữa ăn và sau khi uống nên nhắm mắt dưỡng thần trong vài phút.
Trong khoảng 30 phút sau khi uống nước ép cỏ lúa mì thì không nên ăn hay uống thuốc. Đồng thời trong cỏ lúa mì chứa nhiều thành phần hoạt tính nên có vị hơi chat, bạn có thể thêm một ít đường hay mật ong để tăng khẩu vị khi uống.
Người bị tiểu đường vẫn có thể dùng cỏ lúa mì và thêm ít Xylitol nếu thích vị ngọt. Ngoài ra, cỏ lúa mì có công hiệu điều hòa cơ thể nên nếu bạn tích tụ độc tố nhiều thì khi sử dụng sẽ có vài phản ứng như cảm giác hơi khó chịu. Tuy nhiên đây chính là biểu hiện cỏ lúa mì đang phát huy hiệu quả tốt.
Mỗi ngày uống khoảng 85ml – 170ml nước ép cỏ lúa mì có thể tăng cường sức đề kháng, thích hợp với cuộc sống hiện đại nhiều áp lực và căng thẳng. Cỏ lúa mì bảo quản trong tủ lạnh có thể giữ được thành phần dưỡng chất trong khoảng một tuần nhưng không nên để lâu hơn.
Người muốn tăng cường sức khỏe hoặc muốn giảm cân ở mức độ trung bình, người bị cao huyết áp, mỡ cao máu, da sần sùi có thể dùng 100g cỏ lúa mì ép lấy nước uống và cần kiên trì lâu dài. Trong khi đó, người bị các chứng như hôi miệng, táo bón, mụn, khô đắng miệng, mất ngủ chỉ cần uống nước ép cỏ lúa mì từ 1 – 3 lần là thấy hiệu quả rõ rệt.
Người có các khối u mỗi ngày dùng 200g cỏ lúa mì làm nước ép và dùng trong thời gian dài. Trong 1 – 2 lần đầu khi uống có thể không quen, thậm chí có người còn bị tiêu chảy nhưng bạn không cần quá lo lắng vì đây là hiện tượng cơ thể thải độc bình thường. Nếu tiêu chảy nhiều lần hoặc dạ dày cảm thấy khác lạ thì giảm lượng nước ép lại hoặc ngưng uống.
Những tác dụng khác từ cỏ lúa mì mà bạn không nên bỏ qua
Ngoài những công hiệu đối với sức khỏe thì bạn cũng có thể áp dụng nhiều cách dùng cỏ lúa mì khác nhau, đặc biệt dễ sử dụng nhất chính là bột cỏ lúa mì.
Bột cỏ lúa mì có tác dụng giải rượu hiệu quả
Trước khi sử dụng bia rượu, bạn có thể dùng 200ml nước lạnh (nhiệt độ nước không cao quá 30o để tránh vỡ phá các enzyme hoạt tính trong cỏ lúa mì) pha vào với 3 – 5 gói bột cỏ lúa mì (dạng túi lọc nhỏ). Khi đổ nước nhớ chậm rãi nhẹ nhàng, sau đó khuấy nhanh trong 5 giây rồi uống ngay.
Một ly nước pha từ bột cỏ lúa mì có thể giúp bạn cân bằng chất cồn sau khi uống bia rượu, giúp cơ thể giảm bớt tình trạng say và các cảm giác khó chịu khác. Chú ý khi pha bột cỏ lúa mì không nên dùng dụng cụ bằng kim loại để tránh oxi hóa.
Bột cỏ lúa mì làm mặt nạ đắp mặt
Đặc biệt đối với da dầu thì mặt nạ từ bột cỏ lúa mì càng hiệu quả. Bạn xé một túi bột cỏ lúa mì ra và cho vào một ít nước lạnh hoặc mật ong pha loãng, khuấy đều cho thành dung dịch sền sệt rồi bôi lên mặt, nằm thư giãn khoảng 20 – 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Cách làm mày có tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn, lấy đi tàn dư của mỹ phẩm, giúp da giữ ẩm và mềm mịn.
Chú ý sau khi sử dụng mặt nạ bột cỏ lúa mì thì trên mặt có thể có chút màu xanh nhưng bạn không cần lo lắng, đây chính là màu của diệp lục tố, qua ngày hôm sau sẽ hoàn toàn được da hấp thu mà không cần dùng khăn chà xát mạnh.
Bột cỏ lúa mì làm sạch tàn dư của nông dược
Bạn dùng một túi bột cỏ lúa mì cho vào nước sạch, sau đó ngâm rau củ quả trong 5 – 10 phút sẽ có tác dụng lấy đi thành phần nông dược và bụi bẩn sót lại. Ngoài màu xanh của diệp lục tố, trong nước có thể xuất hiện nhiều bọt khí, đây chính là hiệu quả cỏ lúa mì đang phân giải độc tố. Sau khi ngâm xong, bạn rửa rau củ quả lại bằng nước sạch lần nữa là có thể sử dụng.
Nguồn:
https://www.meishichina.com/Health/CommonSense/201609/182828.html
http://www.mama.cn/z/25083/