Khi nào cần hạ sốt cho trẻ?
Trẻ bị sốt cao thường sẽ khó chịu, chán ăn và mất nước dẫn đến sụt cân và khiến cha mẹ lo lắng. Các bác sĩ nhi khoa cho rằng sốt không phải là điều tồi tệ vì đó là phản ứng của cơ thể trẻ khi bị nhiễm trùng và khuyên các phụ huynh phải bình tĩnh. Trên thực tế, sốt giúp gây dựng hệ miễn dịch ở trẻ. Tuy nhiên, khi thân nhiệt của trẻ tăng cao, các bác sĩ nhi khoa cho rằng bạn nên cho con sử dụng paracetamol để hạ nhiệt.
Sử dụng thuốc hạ sốt cho con sao cho đúng?
Nhiệt độ cơ thể (thân nhiệt) ở trẻ em thì không cố định mà có thể thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Khoảng thân nhiệt bình thường của trẻ từ 36,50C - 37,50C. Trẻ được xác định là sốt khi thân nhiệt trên 37,50C , sốt cao khi nhiệt độ trên 38,50C.
Nên biết rằng sốt là một hiện tượng có lợi vì khi sốt thì nhiệt độ cơ thể tăng, sức đề kháng của cơ thể cũng tăng giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Do đó chỉ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi bị sốt cao từ 38,5 oC trở lên.
Tuy nhiên, một số trường hợp cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt sớm hơn như:Đe dọa co giật ở trẻ từ 6 tháng tới 6 tuổi hay trẻ có tiền căn động kinh, có anh (em) trước đây đã bị sốt cao co giật.Sốt khiến trẻ khó chịu, bỏ bú, bỏ ăn.
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc uống hạ sốt, kể cả paracetamol nếu là trẻ sơ sinh. Không nên cho trẻ dưới ba tháng tuổi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà không có chỉ định của bác sĩ.
Hãy thận trọng khi sử dụng thuốc hạ sốt. Bạn hãy kiểm tra nhiệt độ trước khi cho trẻ uống thuốc.
Không nên sử dụng paracetamol cho trẻ sau khi tiêm phòng nếu trẻ bị sốt vì điều này sẽ làm giảm tác dụng của vắc xin.
Lưu ý rằng, paracetamol không chỉ có tác dụng hạ sốt mà còn giảm đau. Do vậy, bạn không nên lạm dụng paracetamol trừ khi bé mệt mỏi và khó chịu do bị sốt.