Phụ Nữ Sức Khỏe

Sốt xuất huyết tăng vọt và kéo dài, TP.HCM lo dịch chồng dịch

Do số bệnh nhân lớn hơn, lượng người qua đời vì sốt xuất huyết trong năm nay được dự đoán cũng tăng lên.

Trong thời gian qua, TP.HCM cùng các tỉnh, thành phố ở khu vực phía nam đang trở thành điểm bùng phát mạnh dịch sốt xuất huyết. Số ca mắc sốt xuất huyết liên tục tăng song song với dịch Covid-19 còn phức tạp với biến chủng mới khiến sự lo ngại được dấy lên đỉnh điểm.

Số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao, dịch Covid-19 phức tạp

Theo thông tin từ Sở Y tế TP.HCM, dịch sốt xuất huyết đang bùng phát tại các tỉnh phía nam và địa phương này với type huyết thanh D1 như năm 2021. Tuy nhiên, đã bắt đầu có sự gia tăng dần type huyết thanh D2 (theo công bố từ Viện Pasteur TP.HCM), tương ứng với số ca mắc mới, số ca nặng và số tử vong đều tăng cao.

Thống kê cho thấy số ca mắc sốt xuất huyết ở các tỉnh khu vực phía nam đã lên đến 65.552 ca, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2019 (năm có dịch lớn).

Trong khi đó, tại TP.HCM, số ca mắc hiện là 21.993 ca, tăng 184% so với cùng kỳ, số tử vong là 11 trường hợp gồm cả người lớn, phụ nữ mang thai và trẻ em. Những địa phương có số ca mắc cao nhất là Bình Tân, Bình Chánh, quận 12, Thủ Đức, Hóc môn, Củ Chi, Tân Phú, Tân Bình.

Với tình hình trên, Sở Y tế TP.HCM nhận định nguy cơ dịch bệnh sốt xuất huyết năm nay sẽ bùng phát mạnh với số ca mắc, số ca nặng và số tử vong tăng cao nếu không quyết liệt triển khai các giải pháp diệt muỗi, lăng quăng ngay từ bây giờ.

Phòng điều trị nội trú tại khoa Nhiễm C, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, đông đúc bệnh nhân với đa phần là những ca sốt xuất huyết người lớn có dấu hiệu cảnh báo. Ảnh: Duy Hiệu.

Mặt khác, đến nay, chưa có quốc gia nào chính thức công bố chấm dứt được dịch Covid-19. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), so với tuần trước đó, số ca mắc mới toàn cầu trong tuần qua tăng 18%, số tử vong mới trong tuần tăng 3%. Sự gia tăng số ca mắc và tử vong này tương ứng với các biến thể phụ BA.4 tăng từ 9% lên 12%, và BA.5 tăng từ 28% lên 43%.

Mới đây, Bộ Y tế cũng công bố biến thể phụ BA.5 của biến chủng Omicron đã xuất hiện tại Việt Nam. Bộ cũng ghi nhận số ca mắc mới và số ca nặng bắt đầu có dấu hiệu tăng nhẹ.

Ngày 4/7 vừa qua, Viện Pasteur TP.HCM đã công bố phát hiện 2 mẫu dương với biến thể phụ BA.4 (tại phường Thạnh Mỹ Lợi, TP.Thủ Đức) và một mẫu dương với biến thể phụ BA.5 (tại xã Tân Phú Trung, Củ Chi). Tất cả mẫu này đều từ nguồn giám sát ngẫu nhiên qua hệ thống của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC).

Hệ thống giám sát dịch của ngành y tế TP.HCM cũng cho thấy số ca mắc mới có xu hướng tăng nhẹ trong 3 tuần gần đây, có ngày lên tới trên 50 trường hợp (trước đây, số ca mắc mới đã giảm sâu dưới 30 ca mắc mới/ngày).

Sở Y tế TP.HCM nhận định tuy đã được kiểm soát ổn định nhiều tháng qua, do các biến thể phụ mới của biến chủng Omicron tiếp tục xuất hiện và lan nhanh trên phạm vi toàn thế giới, nguy cơ dịch Covid-19 bùng phát trở lại vẫn luôn là mối đe dọa đối với mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Sốt xuất huyết có thể kéo dài, không có đỉnh dịch

Trao đổi với Zing, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch thường trực Liên chi hội truyền nhiễm TP.HCM, khẳng định số ca mắc sốt xuất huyết tại TP.HCM sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới nếu chính quyền và người dân không thực hiện tốt công tác phòng bệnh.

“Nếu duy trì xu hướng như hiện nay, dịch sốt xuất huyết tại TP.HCM sẽ kéo dài đến hết mùa mưa”, vị chuyên gia dự báo.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, ĐH Y Dược TP.HCM, thông tin thêm trung bình các năm, số ca mắc sốt xuất huyết trên cả nước sẽ vào khoảng 100.000 trường hợp/năm.

Tuy nhiên, trong năm nay, khi mới trải qua 2-3 tháng dịch, số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết đã gần đạt ngưỡng 100.000 ca, tức tăng gấp đôi so với cùng kỳ các năm trước.

Về số người tử vong do sốt xuất huyết, tỷ lệ này tương tự các năm. Tuy nhiên, do số bệnh nhân lớn hơn, lượng người qua đời vì sốt xuất huyết trong năm nay cũng tăng lên.

Số ca mắc sốt xuất huyết tại TP.HCM còn có thể tiếp tục tăng tới hết mùa mưa (tháng 11). Ảnh minh họa: Duy Hiệu.

PGS Dũng khẳng định: “Không giống các bệnh truyền nhiễm khác, sốt xuất huyết không có đỉnh dịch”.

Nguyên nhân là người mắc sốt xuất huyết sau khi khỏi bệnh, tái nhiễm với biến chủng khác sẽ mắc bệnh nặng hơn, thậm chí đứng trước nguy cơ tử vong. Điều này trái ngược với Covid-19, người bệnh sau khi khỏi có thể diễn biến nhẹ hơn nếu tái nhiễm, ít nhất là trong vài tháng.

Do đó, vị chuyên gia cho rằng việc kiểm soát dịch sốt xuất huyết sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc kiểm soát muỗi chứ không phải tạo miễn dịch cộng đồng.

Cùng quan điểm với bác sĩ Khanh, PGS Dũng dự báo dịch sốt xuất huyết tại TP.HCM có thể kéo dài tới tháng 10-11, khi mùa mưa kết thúc, nếu việc phòng bệnh không được thực hiện tốt.

Giải pháp trước nguy cơ dịch chồng dịch

Theo PGS Đỗ Văn Dũng, đối với Covid-19, giải pháp hiện nay khá rõ ràng khi Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch tiêm vaccine cho nhóm nguy cơ cao và trẻ em nếu có thể.

Ngoài ra, một vấn đề đáng lo khi đối diện với cả 2 dịch bệnh đồng thời là việc nhầm lẫn giữa sốt xuất huyết và Covid-19.

“Việc tích cực phòng Covid-19 sẽ giúp chúng ta giảm được nguy cơ đứa trẻ bị chẩn đoán nhầm cũng như gánh nặng chăm sóc cho gia đình. Lúc này, khả năng chăm sóc trẻ mắc sốt xuất huyết sẽ tốt hơn”, ông Dũng lưu ý.

Với sốt xuất huyết, bác sĩ Trương Hữu Khanh khẳng định giải pháp hiệu quả nhất lúc này là toàn dân phải chủ động diệt lăng quăng. Điều này đòi hỏi cấp chính quyền địa phương tới cấp phường, xã phải vào cuộc, giám sát, kiểm tra, đốc thúc.

“Nếu chỉ ngành y tế tuyên truyền, hô hào, vận động người dân thôi là không đủ. Toàn dân phải làm”, ông nói.

Cần diệt lăng quăng, muỗi và phòng bệnh sốt xuất huyết cho cả người lớn. Ảnh minh họa: Duy Hiệu.

Trong khi đó, PGS Dũng cũng nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng để ngăn chặn dịch sốt xuất huyết lúc này là giảm nơi muỗi có thể trú ngụ, sinh sản bằng việc gạt bỏ vật chứa nước trong và xung quanh nhà. Bên cạnh đó là khuyến cáo người dân ngủ màn, mặc áo dài tay.

Vị chuyên gia lưu ý thêm: “Trên thực tế, sốt xuất huyết gây tử vong nhiều ở trẻ em nhưng chính người lớn mới là nhóm nhiễm virus nhiều. Người lớn mắc bệnh không nặng nên lơ là. Tuy nhiên, chính điều này trở thành nguy cơ cho trẻ em lây nhiễm virus”.

Do đó, ông cho rằng việc bảo vệ người lớn không bị muỗi đốt vẫn là rất quan trọng. Từ đây, bên cạnh ngủ màn, mặc áo dài tay, chúng ta cũng nên dùng các biện pháp như phun xịt thuốc diệt muỗi trưởng thành ở góc nhà, vật dụng cũ, khe hẹp, từ đó giảm lượng muỗi tồn tại.

“Dù diệt lăng quăng vẫn là biện pháp hiệu quả, tác dụng của phương pháp này đến khá chậm. Trong khi đó, muỗi trưởng thành đã có virus sốt xuất huyết trong cơ thể rồi. Bởi vậy, việc diệt muỗi cũng cần được chú trọng”, PGS Dũng giải thích.

Theo Quốc Toàn/ Zing News

Tin liên quan

Khi chảy máu mũi là dấu hiệu của ung thư

Trên thực tế, việc chảy máu mũi đến từ rất nhiều nguyên nhân gồm cả từ bản thân người bệnh...

Người đàn ông ở Hà Nội nguy kịch vì cùng mắc Covid-19, sốt xuất huyết

Dương tính với SARS-CoV-2 kèm mắc sốt xuất huyết, người bệnh trong trạng thái phức tạp, nặng nề và cần...

3 bài kiểm tra đơn giản phát hiện nguy cơ tử vong sớm

Trong vài thập kỷ qua, các chuyên gia đã phát hiện ra nhiều dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tử...

Sáng 8/7: Ca COVID-19 ở Việt Nam tăng có phải do biến thể phụ BA.4, BA.5 xâm nhập?

Biến thể phụ BA.4, BA.5 đang dần là những biến thể chủ đạo khiến ca mắc COVID-19 tại nhiều...

Việt Nam đối mặt nguy cơ xâm nhập nhiều bệnh nguy hiểm

Ngoài Covid-19, nhiều bệnh dịch nguy hiểm, mới nổi tiếp tục ghi nhận tại nhiều quốc gia như bệnh bại...

Da xuất hiện đốm đỏ nhiều ngày không hết: Chớ xem là bệnh vặt

Ung thư máu là một bệnh có nguy cơ gây tử vong rất cao. Yếu tố nguy cơ của bệnh...

Vừa đi nắng về tuyệt đối không làm 3 điều này

Nhiệt độ tăng cao, nắng nóng kéo dài có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân,...

Tin mới nhất

Chuẩn bị đi nghỉ lễ, cha mẹ chồng bất ngờ đến chơi

1 ngày 19 giờ trước

49 ngày ông nội tôi định về quê, nghe bạn trai yêu 7 năm nói tôi muốn chia tay luôn

2 ngày trước

Trước cưới 2 tuần bạn gái đưa ra một đề nghị, nghe xong tôi sửng sốt, hoài nghi về bản...

2 ngày trước

Gặp lại bạn trai cũ, tôi cho 2 bố con nhận nhau, phản ứng của anh ấy làm tôi hối...

2 ngày trước

Đi công tác về, tôi tặng vợ đôi khuyên tai vàng sang trọng, không ngờ em quỳ rạp xuống rồi...

2 ngày 22 giờ trước

Bạn gái nói có bầu, tôi quyết không nhận, chưa cưới sao tin được đó là con mình cơ chứ

25/04/2024 22:13

Mẹ chồng ghê gớm coi tôi như người đẻ thuê, nhưng thái độ của bà với 'trà xanh' mới khiến...

25/04/2024 21:45

Phát hiện ra ‘trà xanh’ của chồng, chị vợ điếng người trước sự thật phũ phàng khi biết danh tính

25/04/2024 21:44

Chồng bỗng dưng 'ngoan' đột xuất, tôi chưa kịp mừng đã phải 'té ngửa' khi biết nguyên nhân

25/04/2024 21:42

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình