Phụ Nữ Sức Khỏe

Khi chảy máu mũi là dấu hiệu của ung thư

Trên thực tế, việc chảy máu mũi đến từ rất nhiều nguyên nhân gồm cả từ bản thân người bệnh cũng như yếu tố môi trường, thuốc uống,...

Thông qua các bộ phim truyền hình dài tập từ những năm 2000, chúng ta đã quá quen với hình ảnh nhân vật chính bỗng nhiên chảy máu mũi và phát hiện mình mắc bệnh ung thư không thể cứu chữa. Trên thực tế, điều này là có thể xảy ra nhưng không phải tất cả.

Chúng ta chảy máu mũi khi nào?

Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Hảo, khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Bạch Mai, mũi đảm nhận nhiều chức năng sinh lý rất quan trọng như hô hấp (làm ấm, làm ẩm và làm sạch không khí trước khi hít vào phổi), bảo vệ, ngửi và phát âm. Vì vậy, bộ phận này được cấp rất nhiều máu từ cả hệ thống động mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài.

“Chảy máu mũi là tình trạng máu chảy ra từ hốc mũi và các xoang cạnh mũi. Đây là một trong những tình trạng cấp cứu về Tai Mũi Họng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ 1/200 lượt khám cấp cứu”, bác sĩ Hảo thông tin.

Ước tính, khoảng 60% dân số có ít nhất một lần chảy máu mũi trong đời. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ em 2-10 tuổi và người già 50-80 tuổi. Tuy nhiên, chảy máu mũi không phải bệnh. Đây là biểu hiện của nhiều rối loạn khác nhau.

Bên cạnh các khối u, chảy máu mũi còn đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Ảnh minh họa: velizar_ivanov,

Bác sĩ Hảo liệt kê một số nguyên nhân gây chảy máu mũi gồm:

- Nguyên nhân tại chỗ:

  • Viêm: Viêm mũi cấp, viêm mũi xoang cấp, viêm loét ở mũi.
  • Khối u: U lành tính (u máu, polyp chảy máu, u xơ mạch vòm mũi họng), u ác tính (ung thư mũi, ung thư sàng hàm, ung thư vòm mũi họng). Đây cũng chính là cơ sở để các bộ phim tạo ra bi kịch cho các nhân vật.
  • Chấn thương: Rách niêm mạc mũi do ngoáy, gãy xương chính mũi, chấn thương tầng trên, tầng giữa sọ mặt.
  • Dị vật: Nguyên nhân này khá đặc thù, thường gặp ở trẻ em. Nhiều trường hợp thậm chí có thể gắp ra dị vật sống.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật nội soi mũi xoang, phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn, chỉnh hình cuốn, các phẫu thuật hàm mặt,...

- Nguyên nhân toàn thân:

  • Bệnh về máu: Bệnh bạch cầu cấp, mạn tính, bệnh giảm tiểu cầu, bệnh ưa chảy máu, suy tủy, rối loạn các yếu tố đông máu.
  • Bệnh tim mạch: Tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu.
  • Một số bệnh khác như thương hàn, sốt xuất huyết, suy gan, suy thận mạn tính,...

- Yếu tố môi trường: Không khí khô, lạnh.

- Thuốc: Một số loại thuốc có thể gây tăng nguy cơ chảy máu mũi như thuốc chống đông. Đáng chú ý, việc sử dụng quá nhiều nhân sâm, vitamin E làm kéo dài thời gian đông máu cũng tăng nguy cơ chảy máu mũi.

“Bên cạnh các nguyên nhân nói trên, có tới 70% trường hợp chảy máu mũi không rõ nguyên nhân, còn gọi là chảy máu mũi vô căn”, bác sĩ Hảo cho biết.

Cần làm gì khi chảy máu mũi?

Bác sĩ Nguyễn Thị Hảo thông tin thêm chảy máu mũi thường được phân loại theo mức độ và vị trí. Từ đây, người bệnh và nhân viên y tế có thể đưa ra hướng xử trí phù hợp.

Cụ thể, theo mức độ, chảy máu mũi được chia thành 3 mốc là nhẹ, vừa và nặng.

Người chảy máu mũi nhẹ thường chảy nhỏ giọt và có xu hướng tự cầm. Toàn trạng cơ thể tốt. Trong khi đó, người chảy máu mũi vừa thường chảy máu thành dòng đỏ tươi, tràn ra mũi trước hay xuống họng và có xu hướng kéo dài. Toàn thân ít bị ảnh hưởng.

Với người chảy máu mũi nặng, nguyên nhân thường đến từ tình trạng vỡ các mạch máu lớn, mức độ mất máu nhiều, chảy kéo dài và tái diễn nhiều lần. Lúc này, toàn trạng người bệnh bị ảnh hưởng thấy rõ như mạch nhanh, hạ huyết áp, vã mồ hôi, mặt tái nhợt.

Theo vị trí, chúng ta có thể chảy máu mũi trước hoặc sau. Chảy máu mũi trước chiếm tỷ lệ tới 80-90% và gặp khá nhiều ở người trẻ, dễ kiểm soát.

Ngược lại, tỷ lệ chảy máu mũi sau thấp hơn (10-20%). Lúc này, máu không chảy ra ngoài khi ở tư thế ngồi mà vào cửa mũi sau xuống họng. Tình trạng này thường gặp ở bệnh nhân cao huyết áp lớn tuổi, mắc u xơ vòm mũi họng, ung thư vòm họng,...

Tình trạng chảy máu mũi cần được sơ cứu đúng cách và thăm khám để phát hiện bệnh kịp thời. Ảnh minh họa: CCHE.

Trong các trường hợp nói trên, bác sĩ Hảo khuyến cáo chúng ta nên nhanh chóng thực hiện việc sơ cứu. Cụ thể, người bệnh nên ngồi và cúi về phía trước nếu sức khỏe cho phép. Việc làm này sẽ hạn chế tình trạng máu chảy xuống họng và dạ dày.

Sau đó, chúng ta có thể xì nhẹ mũi vào khăn hoặc giấy ăn để đẩy cục máu đông trong mũi (nếu có) ra ngoài. Tiếp theo, dùng ngón tay cái và ngón trỏ bóp chặt 2 cánh mũi, dù chỉ chảy máu một bên, trong khoảng 10-15 phút. Lúc này, chúng ta có thể thở qua miệng.

“Sau khi thực hiện những bước trên, nếu máu vẫn chảy, mọi người có thể lặp lại trong khoảng 15 phút”, bác sĩ Hảo hướng dẫn.

Trong trường hợp máu mũi chảy nhiều, kéo dài, gây khó thở, nôn do nuốt lượng lớn máu hoặc chấn thương nghiêm trọng, bệnh nhân cần đến khám cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất.

Liên quan vấn đề này, PGS.TS Lê Công Định, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Bạch Mai, khuyến cáo người dân nên đi khám cấp cứu khi chảy máu mũi do đây là triệu chứng của nhiều rối loạn khác nhau.

Việc cầm máu, phát hiện sớm nguyên nhân sẽ giúp bệnh nhân được điều trị triệt để, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Ngoài ra, vị chuyên gia này cũng lưu ý mọi người cần hạn chế ngoáy mũi. Nhất là trẻ em cần được cắt ngắn móng tay. Mặt khác, việc hạn chế uống rượu, hút thuốc lá, thuốc lào cũng có thể giảm nguy cơ chảy máu mũi.

Theo Quốc Toàn/ Zing News

Tin liên quan

Người đàn ông ở Hà Nội nguy kịch vì cùng mắc Covid-19, sốt xuất huyết

Dương tính với SARS-CoV-2 kèm mắc sốt xuất huyết, người bệnh trong trạng thái phức tạp, nặng nề và cần...

3 bài kiểm tra đơn giản phát hiện nguy cơ tử vong sớm

Trong vài thập kỷ qua, các chuyên gia đã phát hiện ra nhiều dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tử...

Sáng 8/7: Ca COVID-19 ở Việt Nam tăng có phải do biến thể phụ BA.4, BA.5 xâm nhập?

Biến thể phụ BA.4, BA.5 đang dần là những biến thể chủ đạo khiến ca mắc COVID-19 tại nhiều...

Việt Nam đối mặt nguy cơ xâm nhập nhiều bệnh nguy hiểm

Ngoài Covid-19, nhiều bệnh dịch nguy hiểm, mới nổi tiếp tục ghi nhận tại nhiều quốc gia như bệnh bại...

Da xuất hiện đốm đỏ nhiều ngày không hết: Chớ xem là bệnh vặt

Ung thư máu là một bệnh có nguy cơ gây tử vong rất cao. Yếu tố nguy cơ của bệnh...

Vừa đi nắng về tuyệt đối không làm 3 điều này

Nhiệt độ tăng cao, nắng nóng kéo dài có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân,...

Các triệu chứng ung thư bàng quang giai đoạn 3

Bệnh nhân ung thư bàng quang giai đoạn 3 có thể gặp các triệu chứng như chán ăn, giảm cân,...

Tin mới nhất

Chuẩn bị đi nghỉ lễ, cha mẹ chồng bất ngờ đến chơi

1 ngày 18 giờ trước

49 ngày ông nội tôi định về quê, nghe bạn trai yêu 7 năm nói tôi muốn chia tay luôn

2 ngày trước

Trước cưới 2 tuần bạn gái đưa ra một đề nghị, nghe xong tôi sửng sốt, hoài nghi về bản...

2 ngày trước

Gặp lại bạn trai cũ, tôi cho 2 bố con nhận nhau, phản ứng của anh ấy làm tôi hối...

2 ngày trước

Đi công tác về, tôi tặng vợ đôi khuyên tai vàng sang trọng, không ngờ em quỳ rạp xuống rồi...

2 ngày 22 giờ trước

Bạn gái nói có bầu, tôi quyết không nhận, chưa cưới sao tin được đó là con mình cơ chứ

25/04/2024 22:13

Mẹ chồng ghê gớm coi tôi như người đẻ thuê, nhưng thái độ của bà với 'trà xanh' mới khiến...

25/04/2024 21:45

Phát hiện ra ‘trà xanh’ của chồng, chị vợ điếng người trước sự thật phũ phàng khi biết danh tính

25/04/2024 21:44

Chồng bỗng dưng 'ngoan' đột xuất, tôi chưa kịp mừng đã phải 'té ngửa' khi biết nguyên nhân

25/04/2024 21:42

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình