Phụ Nữ Sức Khỏe

Sợ sáng - dấu hiệu của nhiều bệnh

Sợ sáng hay quá mẫn cảm với ánh sáng mạnh là vấn đề gây phiền toái với nhiều bệnh nhân nhưng để xác định đó là triệu chứng của bệnh gì thì lại là điều khó khăn.

Quá mẫn cảm với ánh sáng là một vấn đề đặt ra cho cả các bác sĩ nội khoa và nhãn khoa trên thế giới. Trong y văn ghi nhận rất nhiều bệnh nhân bệnh lý tâm thần than phiền về sợ sáng. Nhưng có quan điểm lại cho rằng, sợ sáng không phải là vấn đề tâm thần - nó là vấn đề thần kinh và thể chất, cần giải quyết một cách cẩn trọng.

Sợ sáng là một biểu hiệu bệnh, nó là chìa khóa để xác định vấn đề ẩn chứa đằng sau và điều trị nó. Các nguyên nhân tiềm tàng thuộc nhiều chuyên khoa, trong đó có chuyên khoa mắt. Viêm mống mắt, viêm màng bồ đào, tất cả các bệnh lý giác mạc đều gây ra triệu chứng sợ sáng. Quá mẫn cảm với ánh sáng là phàn nàn chung của bệnh nhân khô mắt và hội chứng Migrain (đau nửa đầu).

Liên quan đến hội chứng Migrain

Có khoảng 80% bệnh nhân bị Migrain có biểu hiện sợ sáng. Đây cũng là một trong các triệu chứng để chẩn đoán và tiên lượng bệnh. Người bị Migrain mẫn cảm ánh sáng giữa các cơn hơn những người khác và người bị Migrain mạn tính sẽ mẫn cảm ánh sáng hơn những người bị Migrain không thường xuyên.

Liên quan đến co quắp mi

Co quắp mi lành tính (BEB) là những rối loạn vận động đặc trưng bởi những co thắt không chủ ý của cơ vòng mi. Hầu hết các bệnh nhân có BEB đều ghi nhận có sợ sáng. Cảm giác đau đớn và không thoải mái của hiện tượng sợ sáng khiến bệnh nhân muốn lẩn tránh môi trường chiếu sáng và ánh sáng mạnh. Theo một điều tra, 4/5 số bệnh nhân co quắp mi sợ ánh sáng mạnh, sợ xem TV, lái xe, đọc sách và stress. Đó là những yếu tố làm bệnh của họ nặng thêm. Trong nghiên cứu của Hội Thần kinh Bắc Mỹ (NANOS) kéo dài hơn 3 năm tại Đại học Utah cho thấy, người bệnh BEB có ngưỡng chịu đựng ánh sáng bằng nhóm bị Migrain và bệnh nhân ở cả hai nhóm này có sự nhạy cảm ánh sáng hơn nhóm đối chứng. Ngưỡng ánh sáng đó làm bệnh co quắp mi của họ nặng hơn và đôi khi gây co quắp dây thần kinh số V. Nhiều hoạt động hàng ngày như đi dạo, lái xe, đọc sách, xem TV, mua sắm... bị tác động nhiễu loạn bởi việc cảm nhận bất thường với ánh sáng.

Các nghiên cứu trước kia chỉ ra rằng BEB phối hợp với hiện tượng quá mẫn với ánh sáng gây ra hiện tượng đồng cảm như đau đớn, củng cố giả thiết BEB là một bệnh lý thần kinh.

Vì những hạn chế trong hiểu biết sinh lý bệnh của cả BEB và hiện tượng sợ sáng, điều trị ban đầu chỉ chú trọng vào điều trị triệu chứng. Một trong những lựa chọn là đeo kính màu. Trên bệnh nhân có BEB người ta ghi nhận kết quả của đeo kính FL 41, đeo kính màu hồng và thấy chúng có thể ngăn chặn được ánh sáng nhìn thấy thuộc phổ màu xanh đến xanh lá cây cho tới phổ cuối, trùm lên các phổ ánh sáng khác nữa.

Chứng mẫn cảm với ánh sáng do rất nhiều nguyên nhân tiềm tàng thuộc nhiều chuyên khoa.

Có lẽ không phải là vấn đề của mắt?

Nguồn cơn do đâu ánh sáng lại gây đau? Giả thuyết nghiêng về có một chỗ nối giữa dây thần kinh sinh ba và võng mạc. Hệ thần kinh sinh ba như là một cơ quan cảm thụ của hốc mắt, mắt, đầu và màng não. Nhánh 1 của dây V chắc chắn là có liên quan đến ngưỡng nhận cảm ánh sáng. Thị giác không chỉ yêu cầu nhận cảm ánh sáng mà còn kích thích dây thần kinh sinh ba theo những cách khác. Một vài người bị bệnh võng mạc sắc tố, gần như mù nhưng họ lại rất mẫn cảm với ánh sáng. Một nghiên cứu trên chuột cho thấy cắt đứt thị thần kinh không loại trừ được phản xạ nhắm mắt do ánh sáng, thế nhưng cắt dây thần kinh sinh ba lại loại trừ được phản xạ nháy mắt tự nhiên do chiếu sáng. Đó là bằng chứng chỉ ra hệ thống dây sinh ba, không phải là hệ thống thị giác, chịu trách nhiệm về cảm giác sợ sáng.

Và các liên quan khác

Cho dù sợ sáng không phải là bệnh tâm thần, những người bị hội chứng sợ đám đông, trầm cảm, bệnh lưỡng cực và bệnh theo mùa thường mẫn cảm với ánh sáng hơn những người không bị những bệnh này.

Tóm lại, cơ chế tại sao một số người nếm trải cảm giác đau đớn khi bị chiếu sáng còn chưa được hiểu biết tường tận nhưng các nhà thần kinh nhãn khoa đang gỡ rối với một số nghiên cứu chỉ ra những mối liên hệ giữa sợ sáng với đau nửa đầu và co quắp mi.

Theo TS.BS. Hoàng Cương/suckhoedoisong

Tin liên quan

Cẩn thận với dị ứng hải sản khi du lịch biển

Mùa nóng mọi người thường có xu hướng du lịch biển và món ăn luôn được ưu tiên hàng đầu...

Bé 3 tuổi ở Hà Nội phát hiện mắc bệnh KAWASAKI nguy hiểm khi sốt cao vài ngày

Sốt 3 ngày âm ỉ, đến ngày thứ 4 sốt cao liên tục không đỡ, bé trai 3 tuổi vào...

Sai lầm tai hại khi ăn bánh mì mà rất nhiều người vẫn đang mắc phải

Bánh mì là món ăn nhanh tiện lợi và được khá nhiều người ưa thích. Thế nhưng, khi ăn bánh...

Mê sầu riêng nhưng đừng quên, đây sẽ là 'chất kịch độc' tàn phá sự sống nếu kết hợp với...

Sầu riêng là loại quả ưa thích của nhiều người, nhưng không phải ai cũng biết cách ăn sầu riêng,...

Nguyên tắc cần nhớ để phòng ngừa viêm gan do uống nhiều bia rượu

Viêm gan do rượu rất nguy hiểm vì vậy việc làm thế nào để phòng bệnh viêm gan do rượu...

Cô gái mất khả năng mang thai vì bỏ qua những dấu hiệu này của bệnh u xơ tử cung

U xơ tử cung, căn bệnh mà không phải ai cũng biết hết mức độ nguy hiểm của nó, vì...

3 đồ vật tuyệt đối không để cạnh giường ngủ, bỏ ngay ra kẻo ung thư gõ cửa

Những đồ vật này khi để cạnh giường sẽ làm hại cho sức khỏe, bởi vậy hãy tránh thật xa.

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

2 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

2 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

16 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

16 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

16 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

21 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

21 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 1 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 1 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình