1. Các thực phẩm cấm kỵ
– Thức ăn cay: tỏi, tiêu, ớt… và những thực phẩm cay khác sẽ dễ dàng đi vào cơ thể em bé khi bé bú mẹ, chúng sẽ làm bé dễ cáu giận, tiêu chảy hoặc đầy hơi.
Cà phê và trà: Khi có caffeine trong sữa mẹ, em bé tiếp nhận và sẽ vô cùng khó chịu nếu không quen, y hệt như những người say cà phê. Ngoài ra đứa bé sẽ khó ngủ, thức cả ngày và vui vẻ một cách bất ngờ bởi tác động của chất kích thích trong cà phê và trà. Em bé cũng dễ bị ảnh hưởng dạ dày và chuột rút.
- Sô cô la: Nếu mẹ ăn quá nhiều sô cô la, nó sẽ gây hại cho cả mẹ và bé. Nó có thể làm hỏng hệ thống thần kinh và tim, làm tăng lượng nước tiểu và làm suy yếu các cơ bắp, khiến bé khó tiêu, bồn chồn và khóc dai dẳng.Hàm lượng chất béo trong sô cô la cũng khiến mẹ dễ tăng cân.
– Đồ uống có cồn: Chức năng gan của em bé chưa hoàn thiện như người lớn nên nếu mẹ sử dụng rượu, bia thì em bé bú mẹ cũng dễ bị nghiện đồ uống có cồn, buồn ngủ thường xuyên, phản ứng chậm chạp, trọng lượng cơ thể lên xuống thất thường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của em bé.
– Uống thuốc: Không có gì khó hiểu khi trên các hướng dẫn sử dụng thuốc người ta luôn ghi chú: Không phù hợp với phụ nữ có thai và đang cho con bú, cần hướng dẫn chính xác của bác sĩ, bởi lẽ dư lượng thuốc sẽ truyền sang em bé, gây hại cho sức khỏe. Nếu mẹ bệnh và cần uống thuốc thì nhất thiết phải có sự chỉ định từ bác sĩ.
Muốn con khỏe mạnh từ lúc sơ sinh, cha mẹ cần tránh 2 điều sau:
1. Dùng mật ong tưa lưỡi
Cha mẹ không cho trẻ sơ sinh dùng mật ong để tưa lưỡi hoặc uống (pha cùng nước cam). Bởi hệ tiêu hóa của bé dưới 12 tháng tuổi chưa hoàn chỉnh, chưa đủ các vi khuẩn hữu ích, chưa thể tiêu diệt bào tử vi khuẩn Clostridium Botulinum có trong mật ong.
Độc tố Botulinum có khả năng tác động lên các dây thần kinh cơ, gây tê liệt, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con. Để bé được an toàn, mẹ hãy dùng dung dịch tưa lưỡi có bán ở các hiệu thuốc để vệ sinh miệng cho bé.
2. Cho con uống nhiều nước lọc
Nhiều mẹ cho bé uống nước sau khi bú, hoặc bổ sung nước cho bé sau các cữ bú để bé đỡ khát hoặc để tráng miệng cho bé. Điều này nghe có vẻ hợp lý, nhưng sự thật là rất có hại cho bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
Ngoài ra, do hệ miễn dịch của bé vẫn còn yếu nên nước còn có thể là mầm gây bệnh cho trẻ nếu nguồn nước không an toàn, sạch sẽ. Không có nguồn nước nào sạch sẽ và đầy đủ bằng sữa mẹ. Sữa mẹ có thành phần 85% là nước, do đó, việc bú mẹ hoàn toàn có thể cung cấp nhu cầu về nước và dinh dưỡng cho trẻ, ngay cả trong điều kiện thời tiết nóng bức.
Cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nhiều nước có thể cản trở khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ và sữa bột. Kích thước dạ dày trẻ sơ sinh còn rất nhỏ. Việc uống thêm nước sẽ làm đầy dạ dày, khiến bé no và không chịu bú sữa mẹ.
Bé được cho uống một lượng nước dù nhỏ cũng gây đầy bụng và không còn thèm sữa như trước. Do đó, lượng hấp thu sữa cũng giảm. Cho uống nước đường trong tuần đầu còn gây sụt cân và bệnh tật về sau, con sẽ cảm thấy đầy bụng và không muốn uống thêm sữa nữa.