Phụ Nữ Sức Khỏe

Sau một đêm tơi tả trong bão lịch sử, người Sài Gòn tiếp tục thở không ra hơi vì ngập nước kẹt xe nhiều giờ

Bão đổ bộ khiến toàn thành phố ngập nặng, nhiều người không kịp về nhà rú ẩn. Sáng 26/11, Sài Gòn tiếp tục ngập hàng chục điểm khiến toàn thành phố kẹt xe kinh hoàng

 

Sáng 26/11, người dân TP.HCM bắt đầu đi làm chỉ sau một đêm đón bão số 9. Nhiều tuyến đường vào trung tâm Sài Gòn như Quốc lộ 13, cầu Bình Triệu lâm vào tình trạng kẹt xe kinh hoàng
Đường Phạm Văn Đồng kẹt xe từ 6h sáng đến gần 10h vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện. Đây là tuyến đường quan trọng nối Bình Dương, Đồng Nai và quận Thủ Đức vào sân bay Tân Sơn Nhất và trung tâm TP.HCM nên lượng xe tập trung đông gây kẹt hơn 1 km
Đường Đinh Bộ Lĩnh hướng qua bến xe Miền Đông không còn một chỗ trống, hàng nghìn phương tiện xếp hàng kéo dài nhích từng chút một qua đoạn kẹt xe lẫn ngập nước
Ngã tư Hàng Xanh là nơi kẹt xe kinh hoàng nhất Sài Gòn vì là giao điểm của nhiều tuyến đường lớn như xa lộ Hà Nội, Nguyễn Thị Minh Khai, Quốc lộ 13. Theo ghi nhận, tại đây kẹt xe từ 6h đến gần 10h mới tạm thời ổn định.
Nhiều người dân tỏ ra mệt mỏi sau một đêm chống bão lẫn ngập lịch sử thì sáng nay phải nhích từng chút trong dòng xe cộ đông đúc đi làm
Bên cạnh kẹt xe, hàng chục tuyến đường tiếp tục ngập nặng sau cơn bão đi qua, trong đó nghiêm trọng nhất là đường Phan Huy Ích, quận Gò Vấp vẫn chìm sâu trong mực nước hơn 1m khiến hàng trăm xe chết máy giữa đường
Từ đêm qua đến sáng nay, đường Phan Huy Ích là biển nước bẩn không lối thoát. Trận mưa này có vũ lượng kỷ lục, gây ngập nặng TP.HCM nhiều năm qua. Theo Phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, lượng mưa đo tại quận 1 là 301mm, Nhà Bè 345mm, quận Tân Bình 407,6mm và huyện Cần Giờ 293mm, vượt quá dự đoán trước đó
 Trận mưa này đã làm ít nhất 60 tuyến đường ngập, trong đó ghi nhận có 1 trường hợp tử vong do cây đổ.
Tại quận Bình Thạnh, đường Nguyễn Văn Thương (tên cũ là đường D1) gần như vẫn ngập toàn tuyến
Theo báo cáo ban đầu, bão Usagi đã làm một người chết do cây đổ ở TP HCM; hơn 50 ngôi nhà sập, hư hại. Bà Rịa - Vũng Tàu, nơi tâm bão đi qua chịu nhiều thiệt hại với 25 nhà sập, Bình Thuận có 12 nhà, Khánh Hòa 4.
Đến gần 10h 26/11, vẫn còn hàng chục con đường ngập sâu từ 0,3 - 1m nước. Trước đó một cây xanh trên đường Nguyễn Văn Linh bị bão quật ngã đè chết một người đi xe máy ở huyện Bình Chánh, TP.HCM
Trên đường Nguyễn Văn Thương, đoạn mặt đường tiếp giáp vỉa hè ngập sâu hơn nửa mét khiến nhiều xe chết máy. Vẻ mặt mệt nhọc của người phụ nữ khi cố gắng đẩy chiếc xe chết máy đi tìm nơi sửa
Còn người giao hoa thì có vẻ hoang mang khi không biết làm sao vượt qua đoạn ngập bằng việc lái xe một tay
Một phụ nữ công sở đến gần 11h trưa vẫn chưa thoát ra đoạn ngập đến nơi làm việc
Trong dòng nước bẩn đục trôi nổi nhiều rác thải sinh họa ra đường
Hàng quán, cửa hiệu trên suốt tuyến đường này hoặc đóng cửa ngưng kinh doanh hoặc tranh thủ dọn dẹp sau cơn ngập lịch sử
Người đi bộ phải men sát bờ vỉa hè với nhà dân để tránh những đoạn sụp hố
Tại quận Bình Thạnh có hàng chục điểm sửa xe chết máy chật kín người đưa phương tiện đến sửa sau khi gặp sự cố vào đêm qua hoặc sáng nay. Theo tìm hiểu, giá sửa mỗi chiếc xe máy chết máy từ 100.000 - 200.000 đồng/chiếc
Lực lượng chức năng cũng có một buổi sáng mệt rã rời để phân luồng giao thông trên nhiều khu vực kẹt xe của TP. 
Tâm Nguyên

Tin liên quan

TP HCM cấm biển trước giờ bão số 9 đổ bộ

Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão số 9 gây ra, Ban Chỉ huy Phòng chống...

TPHCM lên phương án trực thăng cứu thương ứng phó với bão số 9

TPHCM sẵn sàng ứng phó với bão số 9, vận chuyển cứu thương với 3 phương án đường bộ, đường...

Sài Gòn ngập kinh hoàng, cây ngã đè người đi xe máy tử vong trong tâm bão

Mưa lớn kéo dài từ sáng đến chiều khiến nhiều tuyến đường TP.HCM ngập sâu trong biển nước. Trên đường...

Bão Usagi đổ bộ, người Vũng Tàu tìm nơi trú tránh, dân Sài Gòn thảnh thơi

Sáng 25/11, báo số 9 đổ bộ vào các tỉnh từ Bình Thuận vào Bến Tre. Trong khi người dân...

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1-7, những ai được điều chỉnh?

Theo Nghị định 74/2024, từ ngày 1-7-2024, mức lương tối thiểu vùng tăng 6%, tương ứng từ 200.000 đồng đến...

Nhiều ý kiến về đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng không được bảo lưu

Nhiều ý kiến đề nghị đóng bảo hiểm thất nghiệp theo nguyên tắc đóng – hưởng, nhưng cơ quan soạn...

Mức đóng, hưởng BHYT tăng giảm thế nào sau tăng lương cơ sở từ 1-7

Từ 1-7-2024, lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/ tháng kéo theo mức đóng và...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình