Phụ Nữ Sức Khỏe

'Sát thủ thầm lặng' gây hơn 3 triệu cái chết mỗi năm

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đang nỗ lực tích hợp các chương trình kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vào chiến lược y tế cộng đồng.

Ảnh minh họa: Internet

 

Phổi tắc nghẽn mạnh tính (COPD) là bệnh lý tiến triển, gây suy giảm chức năng phổi, khiến người bệnh gặp khó khăn trong hô hấp với các triệu chứng điển hình như ho dai dẳng, thở khò khè và hụt hơi.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, hơn 3 triệu người tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đây là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ tư trên toàn cầu, nhưng chưa được quan tâm đúng mức trong các chiến lược y tế công cộng.

Hai yếu tố nguy cơ chính dẫn đến COPD là hút thuốc lá và ô nhiễm không khí. Khói thuốc làm tổn thương đường thở và nhu mô phổi, gây viêm nhiễm và giảm luồng khí. Trong khi đó, ô nhiễm từ khí thải phương tiện, công nghiệp cũng góp phần làm suy giảm chức năng hô hấp theo thời gian.

Sống chung với COPD ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, làm hạn chế hoạt động thường ngày. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán sớm và kiểm soát đúng cách, bệnh nhân vẫn có thể cải thiện tình trạng hô hấp và nâng cao chất lượng sống.

Dù là bệnh phổ biến, nhiều bệnh nhân, bệnh phổi tắc nghẽn mạnh tính vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế, đặc biệt tại các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Thống kê cho thấy 85% số ca tử vong do phổi tắc nghẽn mạn tính xảy ra ở những khu vực này.

Chính vì thế, WHO đang khuyến khích các quốc gia tích hợp COPD vào hệ thống y tế ban đầu. Tại nhiều nước, đặc biệt là những nơi có hệ thống chăm sóc sức khỏe còn hạn chế, trạm y tế địa phương là điểm tiếp cận duy nhất của người dân với dịch vụ y tế.

COPD là "kẻ giết người thầm lặng", cần được quan tâm tương đương các bệnh không lây nhiễm khác như tim mạch, tiểu đường, ung thư. WHO kêu gọi các nhà lãnh đạo ưu tiên phòng ngừa và điều trị COPD, đảm bảo mọi người có thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc dễ dàng hơn.

Theo Kỳ Duyên/Tri thức

Tin liên quan

Tại sao bạn nên ngủ nghiêng về bên trái

Có rất nhiều ưu điểm khi bạn ngủ nghiêng về bên trái. Đây là một tin không tốt dành cho...

6 điều cần biết về bênh tiểu đường loại 2

Bệnh tiểu đường là một trong những tình trạng sức khỏe phổ biến nhất trên khắp thế giới và ở...

Bệnh u não khiến diễn viên Quý Bình qua đời: Nguy hiểm thế nào, làm sao nhận biết bệnh?

Ung thư não là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất, xảy ra khi các tế bào trong...

Vỏ của 7 loại trái cây thường bị vứt đi nhưng lại là 'thần dược' cho sức khỏe

Ở các loại rau quả, vỏ luôn là phần bị bỏ đi, vì mọi người cho rằng trong vỏ chứa...

1 giờ nhìn chằm chằm vào màn hình làm tăng 20% nguy cơ cận thị

Một nghiên cứu mới cho thấy chỉ cần dành một giờ mỗi ngày nhìn chằm chằm vào màn hình cũng...

Tranh cãi thông tin viên uống rau củ: Cần ăn bao nhiêu chất xơ mỗi ngày?

Những ngày qua, mạng xã hội nổ ra tranh cãi liên quan đến việc một số KOL, người nổi tiếng...

Sản phụ mang thai đôi 21 tuần ở Hải Dương mất con vì mắc cúm A

Hai tuần trước khi nhập viện, người phụ nữ 35 tuổi, quê Hải Dương sốt, ho, test nhanh dương tính...

Tin mới nhất

Cách làm nước chấm mù tạt

2 giờ trước

Xào thịt bò lúc dầu nóng hay lạnh, nhiều người làm sai khiến món ăn kém ngon

2 giờ trước

6 lợi ích bất ngờ khi uống nước ép cà chua hàng ngày nhưng không phải ai cũng biết

2 giờ trước

Trứng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng ăn thế nào mới đúng cách?

2 giờ trước

Được mệnh danh là "trùm" dinh dưỡng, quả chuối mang đến nhiều công dụng bất ngờ không phải ai cũng...

22 giờ trước

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn quả mận?

22 giờ trước

Ăn xoài thường xuyên có tốt không? 4 công dụng tuyệt vời của xoài đối với sức khỏe

22 giờ trước

Bật mí 2 cách làm thịt bò xào tỏi thơm mềm đậm vị

1 ngày 20 giờ trước

Cách bảo quản đậu bắp giữ được lâu

1 ngày 20 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình