Uống trà khi đói bụng
Uống trà khi bụng đói sẽ làm mất sự cân bằng của các chất có tính axit và kiềm trong dạ dày, dẫn tới làm gián đoạn hệ thống trao đổi chất của cơ thể. Uống trà khi đói cũng khiến cho chức năng của thận hoạt động quá mức, từ đó dẫn đến các triệu chứng tiểu rắt, chóng mặt, tim đập loạn nhịp, chân run, kích thích niêm mạc dạ dày, ức chế hoạt động tiết của túi mật khiến ta có cảm giác khó chịu, quay cuồng như bị "say trà" và buồn nôn.
Uống trà buổi sáng sớm
Khi bạn uống trà vào buổi sáng gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi cơ thể chúng ta đã mất đi một lượng nước đáng kể do không được cung cấp nước vào ban đêm. Nên khi bạn uống trà vào buổi sáng chỉ khiến cơ thể bạn càng mất nước nhanh hơn, thậm chí có thể gây chuột rút cực kỳ nguy hại cho sức khỏe.
Uống trà quá đặc
Trà đặc chứa một lượng lớn caffeine, tannin và theophylline – những chất có tính kích thích mạnh. Việc uống trà quá đặc đồng nghĩa với việc bạn đã nạp vào cơ thể hàm lượng cao các chất này khiến bạn bị đâu đầu, chóng mặt, cồn cào ruột gan bởi say trà và nếu dùng lâu dài sẽ gây tác hại nguy hiểm đối với cơ thể.
Uống trà sau bữa ăn
Nước trà có thể làm loàng dịch vị tiêu hóa trong dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, chất tannin trong trà khi kết hợp với thức ăn tạo nên những hợp chất khó tiêu hóa, tăng nguy cơ táo bón và tích trữ các chất có hại cho cơ thể. Nếu duy trì thói quen này lâu sẽ gây thiếu hụt sắt và thiếu máu. Do đó, tốt nhất bạn nên uống trà cách 1 giờ trước và sau bữa ăn, lúc bụng không quá đói và quá no.
Uống trà gần giờ đi ngủ
Bạn đừng bao giờ uống trà gần giờ đi ngủ bởi trong trà chứa một lượng lớn caffeine có tác dụng kích thích thần kinh, gây hưng phấn khiến bạn dễ bị khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Cách uống trà tốt nhất là bạn nên uống trước đó khoảng 2 -3 giờ đồng hồ để không gây ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Uống trà pha đi pha lại nhiều lần
Trà pha đi pha lại nhiều lần nước không chỉ giảm chất lượng và độ ngon của trà, mà còn gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Theo các nhà khoa học, lần pha trà đầu tiên chiết được khoảng 50% các hợp chất hữu ích, lần 2 là 30%, lần 3 là 10% và lần thứ 4 thì chỉ còn 1-3%. Nếu pha lại nhiều lần, trà bị biến chất sẽ sản sinh ra các chất độc hại đối với sức khỏe. Vì thế, bạn chỉ nên uống trà đến nước thứ 2 sau đó thay trà mới.
Uống trà để qua đêm
Các chuyên gia sức khỏe cho rằng trà pha để lâu (qua đêm) sẽ bị mất các vitamin và chất dinh dưỡng. Trà để lâu cũng sẽ chuyển sang giai đoạn oxy hóa polyphenol, các chất thơm trong trà… sản sinh ra các chất độc hại. Ngoài ra, trà pha xong để quá lâu sẽ bị các vi khuẩn xâm nhập gây hại cho đường ruột và gây bệnh tiêu hóa.
Uống thuốc tây bằng nước trà
Thuốc có nhiều loại với các thành phần và dược tính khác nhau. Theo các chuyên gia Trung Quốc, trong lá trà có chứa tannin, theophylline – đó là những chất gây phản ứng hóa học với một số loại thuốc. Vì vậy, dùng trà để uống thuốc ngủ, thuốc an thần và thuốc bổ máu có chứa sắt hoặc thuốc có chứa protein sẽ khiến tác dụng của thuốc bị hạn chế.
Uống trà khi mắc một số bệnh sau
Bệnh nhân loét dạ dày, người bị mất ngủ hoặc suy nhược thần kinh, người mắc chứng loạn nhịp tim, người thiếu máu, người bệnh gan, người bị sỏi đường tiết niệu, người thiếu canxi và loãng xương, người bị táo bón, người bị bệnh tim và cao huyết áp… tuyệt đối không nên uống trà, vì các chất có trong trà kích thích các căn bệnh trên trở nên tồi tệ hơn và gây ra các tác hại không ngờ tới.