Tái đông lại thịt có tác hại gì?
Về quy tắc chung tốt nhất bạn nên tránh việc tái đông lạnh thực phẩm càng ít càng tốt. Để tối đa hóa độ tươi ngon của nguyên liệu hãy rã đông với một lượng đủ dùng cho bữa ăn. Khi thử nấu các món mới thường bạn sẽ cần dùng lượng thịt nhiều hơn. Tuy nhiên, việc cho thịt đã rã đông rồi đông lạnh trở lại sẽ ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng của thịt.
Bên cạnh đó,khi thịt, cá... được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh ở nhiệt độ -15 độ C thì hầu hết các vi khuẩn, mốc và men tạm ngừng phát triển (chứ không chết). Nhưng khi rã đông, ở nhiệt độ thích hợp, chúng sống lại, tiếp tục sinh sôi nảy nở. Ở nhiệt độ từ 5 đến 60 độ C là khoảng nguy hiểm nhất để vi khuẩn phát triển.
Do đó, chuyên gia cho rằng thực phẩm đông lạnh chỉ được xem là an toàn, nếu khâu chế biến ở nhà máy kiểm soát vi sinh tốt và việc tái đông lạnh thịt đã rã đông có an toàn hay không phụ thuộc phần lớn vào cách rã đông và cách xử lý miếng thịt thế nào.
Tái đông lạnh sẽ làm thịt mất nước. Khi bạn rã đông thịt chắc chắn bạn đã thấy chất lỏng ở đáy túi đựng thịt. Nếu cho thịt trở lại ngăn đông thịt sẽ dễ mất nước chẳng hạn như ức gà khi cấp đông hai lần thịt sẽ khô hơn bình thường.
Sai lầm khi rã đông thịt
Rã đông xong chỉ nấu một ít, phần còn lại mang ... cấp đông
Nhiều người lại có thói quen rã đông xong, chỉ sử dụng một phần, phần còn lại tiếp tục cho vào cấp đông trở lại. Đây là việc làm tai hại vì thịt đã cấp đông, khi để lâu trong môi trường có thể bị vi khuẩn tấn công, gây hại cho người dùng. Xối nước hoặc ngâm rửa thịt cấp đông
Bảo quản thịt lợn quá lâu
Theo nhà dinh dưỡng học người Ấn Độ, Pooja Malhotra: Khi thực phẩm được làm lạnh quá lâu, các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ mất dần, thậm chí chúng còn bị hao hụt màu sắc, hương vị, kết cấu.
Đối với một miếng thịt bình thường, thời gian lưu trữ đông thịt tối đa chỉ nên trong khoảng 1 tháng. Nếu thời gian bảo quản thịt lâu hơn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm, biến đổi hàm lượng chất dinh dưỡng và gây bệnh cho người dùng nếu ăn phải.
Tự rã đông ở nhiệt độ phòng
Khi thực phẩm đông (đặc biệt là thịt) tiếp xúc với nhiệt độ bình thường, sẽ rất dễ bị ôi thiu, vi khuẩn sinh sôi gấp nhiều lần so với trước khi rã đông. Nếu thức ăn không được nấu chín đúng cách sau đó khiến người ăn phải có thể bị tiêu chảy, ngộ độc.
Nhiều người cho thịt vào chậu rửa và xối nước từ vòi trực tiếp vào tảng thịt
Đây cũng là cách làm sai, khiến thịt bị nát, trôi đi những chất dinh dưỡng có trong thịt. Đặc biệt, việc dùng nước nóng để rã đông thịt là việc làm cần phải loại bỏ ngay. Cho thực phẩm vào dầu nóng để rã đông
Cho thực phẩm đông lạnh vào nấu luôn
Nhiều người nghĩ rằng, việc cho thực phẩm đông lạnh vào dầu nóng sẽ giúp thực phẩm nhanh chín. Nhưng thực tế, đây thực sự là một phương pháp nguy hiểm bởi nước lạnh và dầu nóng sẽ tạo ra phản ứng nguy hiểm và có thể gây cháy nổ.
Nếu muốn tái đông lạnh lại thịt thì phải làm sao?
Nếu bạn muốn tái đông lạnh lại thịt và khi tái đông không làm thịt bị mất chất thì cách làm thông thường là bạn có thể rã đông thịt trong ngăn mát tủ lạnh hoặc ở nơi có thể giữ nhiệt độ dưới 5 độ C. Trước khi đông lạnh lại thịt không nên rã đông thịt bằng cách đặt thịt vào nhà bếp cho rã đông tự nhiên hay cho vào lò vi sóng trong 2-3 phút. Tất nhiên, tốt nhất bạn nên bỏ đi nếu thịt có mùi lạ hoặc đổi màu.
Ngay cả khi bạn có thể đông lạnh lại thịt an toàn bạn cũng không thể giữ thịt trong ngăn đông mọi lúc nên hãy cẩn thận. Theo hướng dẫn của USDA, thời hạn đông lạnh để duy trì chất lượng và mùi vị của các loại thịt như thịt để nướng, bít tết hay thịt băm, bạn có thể bảo quản chúng trong tủ đông một năm nhưng thịt băm để được trong vòng 3 đến 4 tháng.