Phụ Nữ Sức Khỏe

Rối loạn tiền đình có dễ đột quỵ không?

Rối loạn tiền đình là vấn đề thường gặp ở nhiều người. Rối loạn gây các triệu chứng phổ biến là chóng mặt, mất thăng bằng… có thể chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn rồi hết nhưng cũng có thể kéo dài, tái phát nhiều lần.

Tuy nhiên nhiều người chủ quan coi đó là một bệnh lành tính hoàn toàn. Đây là quan điểm sai lầm có thể dẫn tới nguy hiểm đến tính mạng vì không được khám, sàng lọc, trong khi có thể do xơ vữa gây hẹp mạch máu hệ sống nền dẫn tới đột quỵ. Vậy, câu hỏi đặt ra rối loạn tiền đình có dễ đột quỵ không, khi nào cần cảnh giác với bệnh cảnh này?

Hội chứng tiền đình cấp thường biểu hiện từng cơn khởi phát nhanh với những triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn.

Theo thống kê năm 2015 tại Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 2,6 triệu lượt khám tại khoa cấp cứu vì các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn và khoảng 150.000 người trong số này được chẩn đoán là hội chứng tiền đình cấp.

Tuy nhiên sau khi khảo sát lại nguyên nhân thì có tới khoảng 25% có hẹp động mạch hệ sống nền và chính những bệnh nhân này sẽ tiến triển nhồi máu não nếu không được dự phòng.

Để tránh những bỏ sót nguy hiểm này, cần phân biệt 2 loại chóng mặt, đó là chóng mặt ngoại biên và chóng mặt trung ương.

Hội chứng tiền đình cấp thường biểu hiện từng cơn khởi phát nhanh với những triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn.

- Rối loạn tiền đình trung ương

Chóng mặt trung ương là chóng mặt nguy hiểm trong đó có nguyên nhân xơ hẹp động mạch não có thể tiến triển thành đột quỵ. Đây là rối loạn tiền đình trung ương do các tổn thương nhân tiền đình ở thân não, tiểu não. Nhóm bệnh này ít gặp, triệu chứng không rầm rộ. Tuy vậy nhóm bệnh này thường nguy hiểm và khó chữa hơn nhóm bệnh tiền đình có nguyên nhân ngoại biên.

- Rối loạn tiền đình có nguồn gốc ngoại biên

Do tổn thương hệ tiền đình ngay tại vùng tai trong. Triệu chứng thường rầm rộ, bệnh nhân chóng mặt và mất thăng băng nhiều nhưng không nguy hiểm đến tính mạng. Đa số mọi người hay mắc nhóm bệnh này.

Dấu hiệu rối loạn tiền đình

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của rối loạn tiền đình mà người bệnh có các dấu hiệu khác nhau.

- Đối với người bệnh mắc hội chứng tiền đình ngoại vi sẽ có các biểu hiện như:

+ Chóng mặt có hệ thống: Các vật quay xung quanh người bệnh hay ngược lại. Biểu hiện rõ nhất thường là khi người bệnh thay đổi tư thế, đặc biệt là đứng lên ngồi xuống một cách đột ngột hoặc khi vừa ngủ dậy.

Rối loạn tiền đình đi kèm với huyết áp cao... có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh.

+ Cơ thể mất thăng bằng, choáng váng, đầu óc quay cuồng, cơ thể loạng choạng, đứng không vững; Rối loạn thị giác: hoa mắt, chóng mặt, mất phương hướng.

+ Rối loạn thính giác: Ù tai. Khi bệnh nhân có dấu hiệu ù tai phải đến khám sớm và điều trị tích cực. Nếu điều trị muộn bệnh để lại di chứng giảm thính lực (giảm sức nghe), hoặc điếc, có tiếng ve kêu, dế kêu.. trong tai, đặc biệt về đêm.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể có biểu hiện buồn nôn hoặc nôn; Mất ngủ, người mệt mỏi, thiếu tập trung (Nhãn cầu rung giật) hoặc hạ huyết áp.

- Đối với người bệnh mắc hội chứng tiền đình trung ương sẽ có các biểu hiện như:

+ Biểu hiện chóng mặt: Bệnh nhân thường không chóng mặt dữ dội, có cảm giác bồng bềnh như trên sóng.

+ Giảm thính lực: Ù tai, nghe kém.

+ Biểu hiện rung giật nhãn cầu nhiều hướng, có cả rung giật nhãn cầu dọc.

Dáng đi như người say rượu, bệnh nhân thường không đi theo một đường thẳng, hay đi hình zic zắc. Mất phối hợp động tác (bệnh nhân không thể làm chính xác động tác) và đôi khi có thay đổi giọng nói khi phát âm một số âm như âm "Ô".

Tuy nhiên, để chẩn đoán rối loạn tiền đình người bệnh cần phải đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán.

Ngoài những biểu hiện lâm sàng các bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm chuyên biệt như: xét nghiệm điện, xét nghiệm xoay vòng, xét nghiệm âm ốc tai, chụp cộng hưởng MRI não (có thể phát hiện các khối u, đột quỵ và sự bất thường về mô mềm khác mà có thể gây chóng mặt hoặc ngất).

Tóm lại: Các triệu chứng của rối loạn tiền đình không cảnh báo sự trầm trọng về bệnh lý nhưng khi nó xuất hiện kèm theo các hiện tượng: sốt cao trên 38 độ C; đau nhức đầu đột ngột; giảm hoặc mất thị lực; nói khó; mất thính giác; không thể định hướng không gian hoặc thời gian; mất ý thức; run rẩy chân tay; tê đầu ngón chân, ngón tay; chao đảo, dễ té ngã; nhịp tim nhanh hoặc chậm bất thường, đau tức ngực,... thì cần đến gặp bác sĩ ngay vì nó cảnh báo các bệnh lý nguy hại cho sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Với những bệnh nhân chóng mặt, đặc biệt có nhiều yếu tố nguy cơ xơ vữa mạch máu (tăng huyết áp, đái tháo đường, nghiện thuốc lá, tăng mỡ máu, bệnh nhân cao tuổi…) nếu biểu hiện chóng mặt thường xuyên hoặc bất thường thì nên được khám chuyên khoa và khảo sát mạch máu não sớm. Bởi rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, tiểu đường, huyết áp cao... có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh.

Rối loạn tiền đình là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não.

Bất cứ ai dù ở độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh rối loạn tiền đình nhưng người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người trẻ. Ước tính cứ 100 người trên 40 tuổi trở lên thì có khoảng 35 người mắc bệnh rối loạn tiền đình.

Những người đã từng bị chóng mặt có nhiều khả năng bị choáng váng, hoa mắt, mất thăng bằng... trong tương lai. Tăng nguy cơ bị bệnh rối loạn tiền đình.

Lưu ý: Khi có những dấu hiệu rối loạn tiền đình kể trên hoặc bất cứ những thay đổi bất thường của cơ thể bạn cần đi khám càng sớm càng tốt để các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có phương pháp điều trị bệnh kịp thời.

Theo ThS.BSCKI Lê Chi Viện/Sức Khỏe và Đời Sống

Tin liên quan

Phát hiện kháng thể có khả năng vô hiệu hóa hầu hết các biến thể COVID-19

Các kháng thể mới được phát hiện có thể trung hòa gần như tất cả các biến thể COVID-19 đã...

Đau ở 4 bộ phận này có thể là điềm báo ung thư, bác sĩ khuyến cáo không nên coi...

Bác sĩ khuyên khi cơ thể bị đau, điều đầu tiên chúng ta cần xem xét là có nguyên nhân...

Em bé 5 tháng tuổi nặng 11kg bị sốt xuất huyết nặng

Do bệnh nhi sốt xuất huyết có cân nặng vượt quá chuẩn thông thường nên điều dưỡng viên gặp khó...

Điểm danh 8 cặp thực phẩm kỵ nhau, không nên kết hợp khi ăn kẻo gây 'ngộ độc' cho cơ...

Dưới đây là những loại thực phẩm tuyệt đối không nên kết hợp cùng với nhau vì có thể gây...

3 bộ phận của cơ thể có biểu hiện "vàng vọt", đừng coi thường vì đây có thể là biểu...

Ngoài ra nếu cơ thể thường xuyên xuất hiện 4 triệu chứng thường xảy ra khi gan có vấn đề...

Trẻ sốt không rõ nguyên nhân, cha mẹ nên làm gì?

Sốt ở trẻ nhỏ rất thường gặp tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng biết cách xử lý. Vậy...

Ba dấu hiệu giúp người đàn ông sớm phát hiện mắc ung thư phổi

Người đàn ông 61 tuổi gần đây hay đau bụng, thỉnh thoảng ho, đi khám bất ngờ phát hiện ung...

Tin mới nhất

Minh Hằng tiết lộ thức uống "rẻ tiền" thường dùng mỗi sáng, giúp da đàn hồi, trắng sáng bước sang...

11 giờ trước

Chưa kịp chào đời, cặp 'rồng vàng' nhà Phương Oanh - Shark đã được chuẩn bị phòng riêng 'toàn mùi...

11 giờ trước

Chân dài từng công khai chê bai Đỗ Thị Hà: Chạm tới hào quang năm 15 tuổi rồi lẵng lẽ...

11 giờ trước

'Bóc trần' mức cát-xê của Dương Mịch trong Cáp Nhĩ Tân 1944 giữa lúc tranh cãi về diễn xuất

11 giờ trước

TP.HCM: Cảnh báo một căn bệnh đang tăng bất thường, nguy cơ biến chứng nặng ở trẻ em

11 giờ trước

Ca tử vong đầu tiên do sốt xuất huyết ở TP.Huế

11 giờ trước

Cách hạn chế say tàu xe khi đi du lịch, về quê

11 giờ trước

WHO nói gì về nguy cơ dịch cúm gia cầm

11 giờ trước

Những thực phẩm tốt cho mắt bạn nên dùng hàng ngày 

15 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình