Phụ Nữ Sức Khỏe

Rau má được ví là 'nhân sâm của người nghèo' nhưng rất dễ sinh 'độc' nếu ăn theo cách này

Rau má có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng phải được sử dụng đúng cách, ngược lại nếu dùng sai cách sẽ dễ gây hại cho cơ thể.

Rau má là loại rau dân dã quen thuộc của người dân Việt Nam. Ngoài việc chế biến trong bữa ăn hàng ngày, rau má còn được sử dụng như một loại nước giải nhiệt mùa hè vừa ngon vừa bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. 

Rau má không chỉ là một loại rau để ăn như các gia đình Việt vẫn quen dùng, mà còn là vị thuốc phổ biến ở nước ta cũng như nhiều nước châu Á khác. Công dụng chữa bệnh của rau má đã được nhiều nghiên cứu chứng minh.

Rau má chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Các lợi ích tuyệt vời của rau má:

Chữa các bệnh về tĩnh mạch

Rau má có thể giúp giảm sưng và tăng cường lưu thông máu huyết đối với những người bị bệnh về tĩnh mạch như suy tĩnh mạch (một căn bệnh gây ứ máu ở chân).

Một nghiên cứu được công bố trong ngành mạch học vào năm 2001 đã theo cho các đối tượng bị tăng huyết áp tĩnh mạch dùng giả dược hay rau má và theo dõi họ trong 4 tuần. Kết thúc thời hạn, những triệu chứng như phù mắt cá, sưng tấy, đau nhức, chuột rút, mệt mỏi ở chi dưới đều giảm rõ rệt ở những đối tượng uống rau má. Các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng dùng rau má khoảng 180mg một ngày có hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng liên quan đến cao huyết áp.

Phục hồi vết thương

Vốn được dùng để trị các vết thương nhẹ, rau má có chứa các hóa chất được gọi là triterpenoids được cho là có tác dụng đẩy nhanh tốc độ hồi phục, tăng các chất chống oxy hóa ở vùng da bị thương, giúp da khỏe mạnh và tăng cường lưu thông máu huyết đến vùng cơ thể bị thương.

Một nghiên cứu vào năm 2006 đã thử nghiệm tác dụng hồi phục của rau má đối với các vết thương ở chuột. Kết quả cho thấy các vết thương được điều trị bằng chiết xuất lá rau má hồi phục nhanh hơn rất nhiều so với các vết thương không được chữa trị. Dù vẫn còn thiếu các thử nghiệm trên người nhưng bằng chứng này có vẻ đã củng cố cách dùng truyền thống của rau má: một loại thảo dược trị thương.

Rau má có tác dụng đẩy nhanh tốc độ hồi phục, tăng cường khả năng chống oxy hóa.

Giảm lo âu

Chất triterpenoid trong rau má có thể giúp bạn giảm lo âu và tăng cường các chức năng thần kinh đối ở nhiều người. Theo một nghiên cứu vào năm 2000 được đăng trên tạp chí Bệnh học Tâm thần lâm sàng, bệnh nhân thường ít bị giật mình bởi tiếng ồn hơn từ 30-60 phút kể từ khi uống rau má.

Dù nghiên cứu này cho thấy rau má có thể có tác dụng chống lo lắng ở người nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định rõ hiệu quả của rau má trong việc điều trị các triệu chứng lo lắng.

Cải thiện khả năng nhận thức

Các nghiên cứu đã cho thấy rau má có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhận thức. Nguyên nhân chính là do chiết xuất rau má có tác dụng tích cực đến hệ tuần hoàn trong cơ thể, giúp đẩy mạnh oxy hóa trong não và cải thiện các hoạt động nhận thức. Chất chống oxy hóa trong rau má cũng góp phần kích thích các đường dẫn thần kinh bằng cách xóa bỏ các mảng bám và các gốc tự do trong não.

Điều này biến rau má trở thành một loại “thuốc bổ” phổ biến dành cho người cao tuổi, bởi đã có nghiên cứu chứng minh rau má có thể giảm tốc độ ảnh hưởng của bệnh Alzheimer và chứng mất trí.

 

Rau má có tác dụng kích thích một cách tích cực đến các dây thần kinh.

Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Có một bài thuốc truyền thống sử dụng lá rau má để trị các cơn đau dạ dày – chứng bệnh mà bây giờ người ta gọi là loét dạ dày. Bài thuốc này đến nay vẫn còn tác dụng, đồng thời hoạt tính chống viêm nhiễm và chống ôxi hóa của lá rau má cũng có tác dụng rõ rệt trong việc cải thiện sức khỏe của ruột và đại tràng.

au má đóng hai vai trò lớn trong hệ tuần hoàn và cả hai đều có lợi cho cơ thể người. Chiết xuất rau má có thể giúp cường hóa thành mạch máu và mao mạch, giúp ngăn ngừa xuất huyết và tối ưu hóa hệ tuần hoàn. Rau má giúp kích thích lưu thông máu, giúp tăng oxy hóa trong các bộ phận cơ thể và các cơ quan nội tạng quan trọng, từ đó giúp các bộ phận và cơ quan nội tạng này hoạt động hiệu quả.

Thanh lọc cơ thể

Từ bao đời nay người ta đã dùng rau má như một loại thuốc lợi tiểu nhẹ. Do đó rau má có thể kích thích cơ thể thải ra các độc tố, muối, nước và thậm chí là chất béo dư thừa trong cơ thể qua đường tiểu. Quá trình thanh lọc cơ thể này giúp giảm bớt áp lực đối với thận và nhìn chung giúp thải độc tố nhanh chóng đồng thời vẫn giữ cơ thể khỏe mạnh và cân bằng dịch.

Dù đem lại nhiều lợi ích là vậy nhưng nếu không biết cách chế biến hoặc dùng sai cách, bừa bãi sẽ lãnh hậu quả khôn lường cho sức khỏe từ loại rau dân dã này.

Trong Đông y rau má còn có tên là Tích tuyết thảo hay Liên tiền thảo, rau má có vị đắng, hơi ngọt mát. Rau có tính bình cho nên ông bà ta vẫn nhắc con cháu “Đói thì ăn rau má, đừng ăn quấy ăn quá mà chết”.

Dù rau má có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu không sử dụng đúng hoặc quá lạm dụng sẽ đem lại những hậu quả vô cùng nguy hiểm.

Những thời điểm không nên sử dụng rau má

Uống nước rau má khi đang dùng thuốc

Khi bạn đang uống thuốc tây thì không nên sử dụng rau má. Nguyên nhân là bởi trong thành phần của rau má có chất sẽ gây tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật... Bên cạnh đó, rau má còn làm giảm tác dụng của insulin và thuốc tiểu đường, thuốc trị bệnh mỡ máu khiến cho bệnh tình của bạn thêm trầm trọng.

Rau má có tương tác không tốt với một số loại thuốc.

Đi nắng ngay sau khi uống rau má

Khi uống nước rau má xong, bạn cần hạn chế ra nắng. Nguyên nhân là bởi trong rau má có hoạt chất phản ứng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Nếu uống nước rau má rồi đi ra ngoài nắng, bạn có thể bị bất tỉnh, mê man.

Uống nước rau má thay nước lọc

Tuy có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng bạn tuyệt đối không nên uống nước rau má quá nhiều như uống nước lọc. Nếu làm vậy bạn sẽ bị đầy bụng, tiêu chảy. Không những thế, việc uống nước rau má thường xuyên sẽ khiến bạn nhức đầu, mất ý thức thoáng qua, giảm khả năng mang thai và tăng nguy cơ sảy thai.

Dùng khi bị tiểu đường

Để giải nhiệt trong mùa hè, nhiều người thường xuyên uống nước rau má. Tuy nhiên, đây lại là một việc làm sai lầm bởi dùng quá nhiều sẽ làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu gây nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là với người bị tiểu đường.

Dùng quá nhiều rau má cũng gây ảnh hưởng sức khỏe.

Dùng khi bị tiêu chảy

Theo đông y, rau má có tính hàn, có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy nhẹ. Chính vì vậy, những người bị tiêu chảy hoặc có vấn đề về tiêu hóa không nên uống rau má để tránh tình trạng bệnh thêm nặng.

Uống khi mang bầu

Uống nước rau má khi đang mang bầu là điều cấm kỵ vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, gây sảy thai cao.

Với người đang có ý định mang thai mà sử dụng rau má, ăn rau má thường xuyên cũng sẽ làm giảm khả năng thụ thai. Chính vì thế, nếu chị em nào đang mong muốn có con thì nên hạn chế hoặc không sử dụng rau má.

Hãy cẩn trọng hơn khi dùng rau má để sức khỏe được đảm bảo nhé!

Kiều Diễm (TH)

Tin liên quan

Kinh ngạc với những lợi ích thần kỳ của đậu bắp mà ít người biết

Quả đậu bắp chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Đọc bài viết sau để biết...

Loại củ 'xù xì, xấu mã’ trồng nhiều tại Việt Nam bổ gấp 1,5 lần khoai tây, tốt cho cơ...

Khoai sọ là một trong những loại củ dân dã, trồng nhiều tại Việt Nam với giá trị dinh dưỡng...

Loại thảo dược 'quý hơn vàng, bổ hơn nhân sâm' nhiều người săn lùng có tác dụng giúp chị em...

Từ xa xưa đông trùng hạ thảo đã được xem như là một loại “dược liệu" quý hiếm trong nền...

Những lợi ích đáng kinh ngạc mà củ dền đỏ mang lại cho làn da và sức khỏe của bạn,...

Rảo quanh các hàng rau, thấy có những củ màu đo đỏ - tim tím, nhìn thấy có vẻ...

Những tác hại của rau ngò mà nhiều người không để ý cứ vô tư ăn, chị em cần chú...

Rau mùi được sử dụng như một loại gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Việt....

Quả quýt 'nhỏ nhưng có võ', không chỉ ngon mà còn mang lại những lợi ích tuyệt vời đối với...

Quýt là loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn quýt.

Tàu hũ là bài thuốc gia truyền 'quý giá' chữa bách bệnh nhưng không phải ai ăn vào cũng bổ!

Người bị bệnh gout, suy tuyến giáp, tiêu hóa kém, viêm dạ dày… không nên ăn nhiều đậu phụ vì...

Tin mới nhất

6 quyền lợi người lao động được hưởng khi tăng lương tối thiểu vùng từ 1-7

6 giờ trước

Vụ cụ bà bị lừa hơn 15 tỷ đồng: Bất ngờ nguồn gốc số tiền lớn

6 giờ trước

Top 4 trường đại học hàng đầu đào tạo ngành Du lịch giúp sinh viên dễ dàng có được mức...

6 giờ trước

Ngày của Mẹ 2024: 10 ý tưởng quà tặng tự làm dễ dàng và sáng tạo mà mẹ sẽ trân...

1 ngày trước

Yên Bái: Rủ nhau ra sông bơi, 1 học sinh tử vong, 1 em mất tích

1 ngày trước

Tiktoker 'đu trend' thả thức ăn xuống hồ Tây 'cầu nguyện cho Mèo Béo' có thể bị phạt

1 ngày 4 giờ trước

Ngày của mẹ 2024 là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa ít người biết

1 ngày 4 giờ trước

Bé trai 12 tuổi đi lạc hơn 50 km từ Vĩnh Phúc xuống Hà Nội: Cháu bé sợ bố mẹ...

1 ngày 4 giờ trước

Giá vàng hôm nay 9/5/2024: Vàng SJC 'hạ nhiệt' sau chuỗi ngày tăng mạnh, vẫn ngự trên đỉnh kỷ lục

1 ngày 4 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình