Ở Việt Nam rau càng cua từng được xem là cỏ dại chỉ cho gia súc ăn nhưng trên thế giới, rau càng cua lại được coi là vị thuốc quý. Vậy, rau càng cua có tốt không?
Rau càng cua là gì?
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, rau càng cua là một loài rau thuộc họ hồ tiêu Piperaceae, còn được gọi với những cái tên khác như rau tiêu, quỷ châm thảo, thích châm thảo, đơn kim.
Loại rau này có các đặc điểm như:
- Mọng nước
- Thường mọc ở chân tường, hay vùng đất ruộng có sự ẩm ướt, và xen vào các loại cây cỏ khác
- Vòng đời 1 năm
- Hạt nhỏ, dễ phát tán đi xa, lên cây và lan rộng khi có điều kiện thuận lợi
- Có thể dùng được ở dạng tươi sống với vị chua nhẹ, ăn mát, giòn ngon, có tác dụng thanh nhiệt...
Rau càng cua có tốt không?
Vì là loại rau mọc dại nên không ít người băn khoăn, liệu ăn rau càng cua có tốt không? Hãy xem giải đáp trong bài viết dưới đây:
Thành phần dinh dưỡng của rau càng cua
Theo bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec, thành phần dinh dưỡng của rau càng cua với 92% nước cùng 8% là các vitamin, khoáng chất như beta caroten (tiền vitamin A), sắt, kali, magiê, vitamin C.
Cụ thể, 100gram rau càng cua cung cấp 24 calo cho cơ thể, gồm:
- 277mg kali
- 224mg canxi
- 62mg magiê
- 5,2 mg vitamin C.
Đây là những chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người và cần thiết bổ sung cho cơ thể.
Tác dụng của rau càng cua với sức khỏe
Bài viết trên Báo Sức khỏe & Đời sống chỉ ra một số tác dụng của rau càng cua đã được nghiên cứu khẳng định như sau:
- Hỗ trợ chữa viêm khớp: Nước ép chiết xuất từ thân và lá rau càng cua có thể dùng để đối phó với bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Bảo vệ dạ dày: Chiết xuất từ rau càng cua đã cho thấy khả năng bảo vệ đáng kể với niêm mạc dạ dày bị tổn thương trong các thí nghiệm trong ống nghiệm.
- Ngừa ung thư: Rau càng cua chứa một lượng lớn Peperomin E có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.
- Đẩy nhanh quá trình lành xương: Nước ép từ rau càng cua khi quấn quanh xương bị gãy sẽ đẩy nhanh quá trình chữa lành xương hơn.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho câu hỏi "Rau càng cua có tốt không?" rồi phải không?