Thông thường, rách tầng sinh môn khi quan hệ thường gặp ở những chị em phụ nữ sau khi sinh thường lần đầu tiên. Việc bị rách tầng sinh môn sẽ giúp quá trình sinh đẻ dễ dàng hơn nhưng khiến cho quá trình hồi phục của các chị em lâu hơn.
Rách tầng sinh môn khi quan hệ là gì?
Rách tầng sinh môn khi quan hệ vết rách có thể như một vết khía nhỏ, nhưng cũng có thể là một vết rách sâu. Sau khi sinh, bạn cần phải kiêng cữ, không nên quan hệ sớm để vết rách tầng sinh môn mau lành.
Tuy nhiên, có thể là do cơ địa của từng chị em, vệ sinh chưa đảm bảo đúng quy trình hoặc kỹ thuật khâu của bác sĩ chưa tốt nên vết thương lành chậm. Trong quá trình này, vợ chồng phát sinh quan hệ thì vết thương dễ bị rách. Lúc này, càng khiến vết rách tầng sinh môn càng lâu lành, thậm chí có thể nhiễm trùng, hình thành sẹo.
Vì thế, để không xảy ra trường hợp bị rách tầng sinh môn khi quan hệ, các chị em sau khi sinh cần phải chăm sóc vết khâu tầng sinh môn thật kỹ, trong những ngày đầu nên dùng dung dịch sát khuẩn lên vết thương. Luôn thay băng vệ sinh thường xuyên, kiểm tra vết khâu có phù nề, có ra sản dịch, có mùi gì không? Đặc biệt, trong những lần đi vệ sinh cần dùng nước ấm rửa vết thương từ trên xuống để tránh nước tiểu làm bẩn vết khâu. Đồng thời, hãy ăn nhiều thực phẩm nhuận tràng để tránh táo bón.
Với những trường hợp, 5 tháng sau khi sinh mới quan hệ lại mà vẫn bị rách tầng sinh môn thì nguyên nhân có thể là do bác sĩ khâu đã thu hẹp cửa mình của chị em hơi nhiều, khiến dương vật khó đưa vào khi quan hệ. Nếu vẫn cố đưa vào thì sẽ gây đau và chảy máu, tổn thương và rách tầng sinh môn là điều khó tránh khỏi. Lúc này, các chị em nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và có hướng xử lý phù hợp.
Làm sao để giảm đau khi rách tầng sinh môn do quan hệ?
Bị rách tầng sinh môn khi quan hệ ngoài việc nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và khâu vết rách thì các chị em có thể thực hiện một số thủ thuật sau đây để giảm đau và giúp vết thương nhanh lành:
- Chườm lạnh vùng âm đạo để làm giảm cảm giác đau đớn.
- Ngâm nước ấm 2-3 lần/ngày hoặc chườm ấm cũng có tác dụng rất tốt cho việc giảm đau.
- Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu vì việc này sẽ làm căng giãn da quá mức làm tăng cảm giác đau ở tầng sinh môn.
- Đồng thời, có thể luyện tập bài tập Kegel ở mức độ nhẹ và mát xa nhẹ nhàng vùng tầng sinh môn để hỗ trợ và giúp nhanh hồi phục.
Vết rách tầng sinh môn có thể ảnh hưởng rất lớn đến nút thớ trung tâm đáy chậu, làm tầng sinh môn bị nhão về sau. Nhiều trường hợp tầng sinh môn mất khả năng co hồi lại như bình thường, dẫn đến nguy cơ sa tử cung, âm đạo, trực tràng, bàng quang. Do đó, các chị em cần phải kiêng cữ cẩn thận, đừng quá lo âu, hãy dành thời gian để nghỉ ngơi lấy lại sức. Đồng thời, hãy chia sẻ với chồng về tâm tư tình cảm của mình để anh ấy thông cảm và thấu hiểu cho việc này, như vậy đời sống vợ chồng hòa hợp và viên mãn hơn.