Phụ Nữ Sức Khỏe

Ra sức chữa táo bón cho con, bố mẹ tá hỏa khi biết con mắc căn bệnh nguy hiểm này

Vừa qua, Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố vừa tiếp nhận và can thiệp cho một trường hợp bị táo bón suốt 5 năm qua. Sau khi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán cháu bị hội chứng phình đại tràng bẩm sinh.

Khai thác bệnh sử của bệnh nhân, được biết bệnh nhi bị táo bón từ khi chào đời đến nay. Bé được đưa đến nhiều bệnh viện điều trị nhưng vì điều kiện gia đình hạn chế nên không được điều trị dứt điểm. Cháu bé mỗi lần đi cầu đều phải nhờ vào việc bơm dịch vào hậu môn.


Ảnh minh họa

 Cháu bé nhập viện trong trạng thái bụng phình căng to bất thường, đau đớn. Tại đây, bác sĩ kết luận cháu bị hội chứng phình đại tràng bẩm sinh (Hirschsprung), khiến một đoạn đại tràng không có dây thần kinh kiểm soát sự co bóp đại tràng.

Bác sĩ quyết định cắt bỏ phần trực tràng bị phình dài gần 20cm, giãn to 20cm, cùng gần 3 kg phân ứ đọng bên trong. Sau phẫu thuật, bé đã ăn uống và tự đi cầu được, tình trạng táo bón không tái phát.

Theo các bác sĩ, bệnh phình đại tràng bẩm sinh do nguyên nhân vô hạch chiếm vị trí hàng đầu trong hội chứng tắc ruột ở trẻ sơ sinh. Trẻ mắc bệnh sau chào đời sẽ không đi tiêu phân su ở ngày đầu tiên. Những ngày sau đó, bé vẫn tiếp tục táo bón phải dùng thuốc bơm vào hậu môn hỗ trợ đi cầu.

Được biết, không phải trẻ nào mắc bệnh này cũng có thể phát hiện trong giai đoạn sơ sinh. Tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, phát hiện sớm hay trễ tùy thuộc nhiều vào đoạn ruột vô hạch dài hay ngắn.

Trẻ bị phình đại tràng bẩm sinh - khi nào cần can thiệp

Ảnh minh họa

 Phình đại tràng bẩm sinh là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Phình đại tràng rất dễ phát hiện và có thể được điều trị triệt để, nhưng nếu để muộn, bệnh có thể gây nhiều biến chứng như viêm ruột, thủng đại tràng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Trẻ bị bệnh phình đại tràng bẩm sinh có biểu hiện:

Trẻ mới sinh: Bụng căng trướng, không đi cầu được, chỉ đi cầu khi dùng ống thông đưa vào hậu môn kích thích. Khi được kích thích trẻ đi tiêu ra nhiều phân như “tháo cống”. Có hiện tượng nôn nhiều.

Trẻ lớn: Xuất hiện táo bón nhiều năm xen kẽ với từng đợt ỉa chảy dạng “tháo cống”, phân thối và có màu đen, bụng chướng. Trẻ suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất và tâm thần.

Theo M.H/Giadinh.net

Tin liên quan

Chữa táo bón theo lời đồn thổi, bé 1 tuổi nguy kịch tính mạng

Thấy con bị táo bón, điều trị bằng men tiêu hóa một tuần không đỡ, gia đình bé Trần Thanh...

Con gặp họa vì bố mẹ chữa táo bón sai cách

Theo các chuyên gia, khi thấy con bị táo bón lâu ngày, thay vì đưa con đến bệnh viện để...

Cách chữa táo bón cho trẻ tại nhà hiệu quả nhất

Chữa táo bón cho trẻ mẹ cần lưu tâm đến hai vấn đề quan trọng nhất là bữa ăn và...

Trẻ sơ sinh đang bú mẹ bị táo bón, mẹ nên ăn gì?

Đối với các bé sơ sinh bú mẹ thì chế độ ăn uống của mẹ chính là nguyên nhân chủ...

Mẹ nên làm gì khi trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón?

Trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón chỉ là 1 bệnh lý bình thường không cần phải dùng đến thuốc.

Bà bầu bị táo bón đi ngoài ra máu có sao không?

Đối với người bình thường, đi ngoài ra máu đã đáng lo thì với bà bầu lại càng nguy...

Bà bầu bị táo bón có nguy hiểm không?

Nhiều bà bầu thường bị táo bón và thắc mắc liệu bị táo bón có nguy hiểm không. Để giúp...

Tin mới nhất

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

20 giờ trước

Loại quả xưa không ai biết đến, giờ thành đặc sản mùa hè dân thành phố "săn lùng" khắp nơi,...

20 giờ trước

5 thực phẩm giúp tóc suôn mượt, dài nhanh cấp tốc lại chẳng lo xơ rối hay gãy rụng

20 giờ trước

Những lưu ý khi ăn dưa hấu

20 giờ trước

Hướng dẫn cách làm sữa chua phô mai dẻo

20 giờ trước

Mẹo hay từ tuýp kem đánh răng, nhiều người thắc mắc tại sao lại bôi kem đánh răng lên lược?...

23 giờ trước

Luộc thịt không cần nước, áp dụng ngay cách này để thịt chín mềm và thơm ngon đến không ngờ

23 giờ trước

Mẹo chọn vải ngon 'bách phát bách trúng' của mẹ đảm làm hội chị em cảm ơn rối rít

2 ngày 18 giờ trước

Thịt gà và trứng: Thực phẩm nào giàu protein hơn?

2 ngày 18 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình