Phụ Nữ Sức Khỏe

Phụ nữ mang bầu mắc sốt xuất huyết liệu có phải bỏ thai?

Nhiều người lo lắng mang bầu mắc sốt xuất huyết sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, dễ gây dị tật bẩm sinh và có nguy cơ phải bỏ thai.

Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết đang có những diễn biến phức tạp, đặc biệt là số người mắc và gặp phải những biến chứng nặng, trong đó có cả những người đang mang thai.

TS.BS Đoàn Thu Trà, Phó Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai, cho biết tại khoa thường xuyên gặp phụ nữ mang bầu mắc sốt xuất huyết, có những người mới mang thai vài tuần tuổi, có những người đã mang thai được 5-6 tháng.

Theo TS Trà, những bệnh nhân mang thai khi mắc sốt xuất huyết cần phải theo dõi chặt chẽ bởi dễ xảy ra biến chứng, điển hình như ra huyết, đẻ non, thậm chí là xảy thai...

“Hiện khoa chúng tôi đang có 2 thai phụ bị sốt xuất huyết. Đối với những trường hợp này, cần kiểm tra công thức máu, tiểu cầu hàng ngày cũng như kết hợp với khoa Sản của bệnh viện để theo dõi diễn biến tình trạng thai nhi Đôi khi cần dùng thuốc giảm co bóp, giữ thai cho bệnh nhân, kết hợp điều trị sốt xuất huyết và phòng ngừa nguy cơ xảy thai, đẻ non”, TS Trà cho hay.

TS Đỗ Duy Cường đang khám cho một sản phụ mắc sốt xuất huyết.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên, TS Đỗ Duy Cường – Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai) khẳng định: “Hiện nay không có chỉ định sản phụ mắc sốt xuất huyết phải bỏ thai, nhiều sản phụ khi mắc bệnh, điều trị xong vẫn sinh con bình thường mà không ảnh hưởng gì”.

TS Trà cho biết, đối với bà bầu nói riêng, người dân nói chung khi mắc sốt xuất huyết ở những ngày đầu và chưa có những dấu hiệu cảnh báo thì chỉ cần theo dõi, uống thuốc hạ sốt, bù nước đường uống hoặc truyền các dung dịch đẳng trương như Ringer lactate hoặc Natri clorua 0,9% nếu có chỉ định…

“Chỉ khi có những dấu hiệu cảnh báo như hạ tiểu cầu, xuất huyết, tổn thương chức năng thận, chức năng gan, mệt mỏi, nôn, chân tay lạnh, mạch nhanh, huyết áp tụt… thì mới cần nhập viện để điều trị và theo dõi sát sao”, TS Hà nói.

Theo các chuyên gia, việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết, tùy theo thể trạng và giai đoạn của bệnh mà chúng ta có biện pháp điều trị, chăm sóc phù hợp.

Nếu người bệnh đến ở giai đoạn đầu, chúng ta chỉ cần hướng dẫn họ theo dõi, uống oresol. Nếu người bệnh ở ngày thứ 4, thứ 5 của bệnh, có xuất huyết, tiểu cầu giảm nhiều hoặc tổn thương gan, thận thì phải nhập viện để chăm sóc và điều trị.

Lúc đó người bệnh sẽ được truyền dịch để giảm cô đặc máu, theo dõi truyền khối tiểu cầu nếu có chỉ định, được bồi phụ nước và điện giải đầy đủ, đo mạch, huyết áp thường xuyên với sự chăm sóc của các nhân viên y tế.

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết:

Để phòng chống tốt và hiệu quả nhất, đó là sự chủ động vào cuộc của người dân, cộng động trong việc diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt, cụ thể:

- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:

+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

+ Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy.

+ Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.

+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.

- Phòng chống muỗi đốt:

+ Mặc quần áo dài tay.

+ Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.

+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...

+ Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.

+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

- Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

 

 

Theo Lê Phương/Khám phá

Tin liên quan

Bị bóng đè thường xuyên có phải ‘bệnh tâm linh’ không?

Bị bóng đè thường xuyên gây lo lắng, bất an, mệt mỏi, ảnh hưởng tâm lý, về lâu dài… gây...

Nấm da đầu có lây không?

Chồng tôi mới bị nấm da đầu. Việc sinh hoạt chung cùng một nhà có thể bị lây bệnh không...

Phân biệt ho gà và ho do bệnh hô hấp

Cả tuần nay con tôi bị ho rũ rượi, mặt tím tái nhưng không có tiếng rít. Xin hỏi đây...

Bị nấm lang ben, dùng thuốc gì?

Tôi đang bị lang ben, đã thử áp dụng nhiều cách chữa dân gian nhưng không khỏi. Xin hỏi tôi...

Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu

Con tôi vừa khỏi bệnh thủy đậu. Xin hỏi căn bệnh này có để lại biến chứng lâu dài gì...

Làm sao để xóa vết bớt trên mặt trẻ?

Con gái tôi năm nay 2 tuổi, sinh ra có một vết bớt ở mặt. Gia đình tôi rất muốn...

Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ

Chàm sữa là chứng bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với triệu chứng điển hình bao...

Tin mới nhất

Măng rất bổ dưỡng và "đưa cơm" những người này, tuyệt đối cấm ăn kẻo mang họa

7 giờ trước

Muốn tăng cân an toàn đừng chỉ mãi ăn tinh bột, điểm danh những món ăn lành mạnh tốt cho...

1 ngày 5 giờ trước

Những bí quyết trẻ lâu mà không tốn kém nhất, chị em nào cũng nên biết

2 ngày 2 giờ trước

Điểm danh những cách tẩy lông tự nhiên không mọc lại

2 ngày 2 giờ trước

Làm sao để chữa viêm chân lông bằng lá trầu không nhanh và dễ dàng?

2 ngày 2 giờ trước

Áp dụng phương pháp nhịn ăn có giảm cân không?

2 ngày 2 giờ trước

4 nhóm bệnh truyền nhiễm hay gặp vào mùa mưa

2 ngày 2 giờ trước

Sốt xuất huyết và Covid-19 cần phân biệt để tránh nhầm lẫn

2 ngày 3 giờ trước

Khi nào nên sử dụng thuốc đạn đặt trực tràng?

2 ngày 3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình