Phụ Nữ Sức Khỏe

Phụ huynh ít gần gũi sẽ khiến con có hành vi bạo lực

Sai lầm của nhiều cha mẹ là không đưa ra quy tắc trong gia đình khiến trẻ vô kỷ luật.

Tại tọa đàm "An toàn trường học nhìn từ gia đình, nhà trường và xã hội" do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức hôm 12/4, PGS Trần Thành Nam (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhận định cách giáo dục trong gia đình có tác động rất lớn đến hành vi bạo lực của học sinh ngày nay.

Ông Nam cho biết, trước 5 tuổi, thông tin mang thông điệp, tính chất yêu thương, giá trị tôn trọng, hợp tác, các em chỉ tiếp cận được một phần. Thông tin mang tính chất tiêu cực, có những ứng xử không phù hợp, bạo lực, các em tiếp cận nhiều hơn gấp 30 lần. Ở giai đoạn 12 tuổi, tỷ lệ lượng thông tin trái chiều, tiêu cực được tiếp nhận qua nhiều môi trường còn lớn hơn. Nhưng trái lại, nhiều gia đình đã mắc những sai lầm trong giáo dục gây ảnh hưởng tiêu cực đến con. 

Ông chỉ ra, thứ nhất nhiều phụ huynh không đưa ra quy tắc, luật lệ để quản lý hành vi của con, không yêu cầu phải tham gia vào một số công việc hay tuân thủ nguyên tắc của gia đình. Vì vậy khi đến trường, học sinh có xu hướng "không có nguyên tắc". 

Thứ hai, nhiều phụ huynh không dành đủ thời gian để làm mẫu hành vi cho con. "Dạy kỹ năng chỉ qua lời nói thì không có hiệu quả mà cần hướng dẫn cho con phải làm thế nào và cung cấp điều kiện để trải nghiệm", ông Nam nói.

Thứ ba, với những em có tổn thương về sức khỏe tinh thần, bố mẹ không có thời gian nhận ra để hỗ trợ, can thiệp kịp thời. Vì vậy, đứa trẻ cô đơn hơn. Khi có tình huống xảy ra, các con chỉ biết ứng xử bằng những kinh nghiệm mà mình đã quan sát được trên mạng xã hội và môi trường xung quanh - nơi có rất nhiều hình ảnh ảnh hưởng tiêu cực.

PGS Trần Thành Nam. Ảnh: VGP

Khi con đến giai đoạn vị thành niên, nhiều bố mẹ nghĩ rằng con đã lớn, phải tự chịu trách nhiệm về hành vi. Nhưng thực chất đó là giai đoạn con trẻ cần sự định hướng của bố mẹ nhiều nhất, là lúc các con khẳng định bản thân, muốn khám phá cái mới và làm những điều người khác không dám làm.

"Đây là lứa tuổi các em có nhiều vấn đề nhất, dễ bị tổn thương nhất, dễ bị kích động tham gia vào các vụ việc mang tính chất bạo lực. Vấn đề này có trách nhiệm của các bên, tuy nhiên trách nhiệm của gia đình vẫn là chính", ông Nam chia sẻ.

Khi được hỏi trẻ cần được hỗ trợ ra sao nếu sống trong gia đình có khuynh hướng bạo lực, ông Nam cho rằng phải có chính sách để bảo vệ các em. Nêu ví dụ ở nước ngoài, ông nói khi bố mẹ có hành vi bạo lực, các con sẵn sàng gọi cảnh sát để báo cáo vì chúng ý thức được quyền của mình và bố mẹ có thể phải chịu một số trách nhiệm. Còn khi con có hành vi bạo lực ở trường, bố mẹ cũng chịu trách nhiệm liên đới để đảm bảo con không tái phạm. Nếu lỗi còn xảy ra, bố mẹ thậm chí bị phạt tù.

Ảnh minh họa: Internet

Sau một số vụ bạo lực học đường vừa qua, ông Bùi Văn Linh (Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng mẫu số chung là xuất phát từ mâu thuẫn không được cha mẹ, người thân, các thầy cô giáo, bạn cùng lớp kịp thời nắm bắt, báo cáo lại cho những người có thẩm quyền để xử lý. Mâu thuẫn khi ngày càng lớn sẽ bùng phát thành bạo lực.

Theo ông Linh, từng hành vi, ánh mắt và sự hướng dẫn cụ thể của bố mẹ có ý nghĩa lớn, trực tiếp, trực diện đến hình thành hành vi, nhận thức, lối sống của con. Vì vậy, vai trò của cha mẹ cần được hiến định cụ thể hơn trong việc đồng thuận cách giáo dục với nhà trường và chịu trách nhiệm khi con em mình xảy ra các hành vi trong cơ sở giáo dục và ngoài xã hội.

Theo Dương Tâm/VNEpress

Tin liên quan

Quá trình phá huỷ một đứa trẻ: Khi người lớn liên tục trêu đùa 'Ba mẹ không cần cháu nữa'...

Năm 2019 rồi. Tôi nghĩ có lẽ người lớn bây giờ chẳng mấy ai hơi tý là nói với con...

Thanh tra Bộ Y tế lên tiếng về 14 vi chất được đưa vào sữa học đường

14 vi chất được đưa vào sữa học đường đã trải qua quá trình nghiên cứu lâm sàng và được...

Phòng bệnh uốn ván trẻ sơ sinh

Uốn ván trẻ sơ sinh là một bệnh nặng do hệ thần kinh trung ương của trẻ bị nhiễm độc...

Dùng thảo dược tự nhiên trị biếng ăn cho trẻ, cha mẹ cần chú ý điều gì?

Thấy con biếng ăn, nhiều bậc cha mẹ thường sử dụng những loại cây cỏ thảo dược giúp kích thích...

Cho trẻ ngủ sau 10 giờ là “dại” hãy đọc để giúp con nhà mình thông minh hơn bạn cùng...

Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng với một đứa trẻ, ngủ đủ giấc không chỉ giúp con...

Cách chăm sóc dinh dưỡng hợp lý cho trẻ

Theo ThS. BS Lê Thị Hải - Nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng...

Chẳng lo hóa chất độc hại, mẹ trẻ tự làm bánh kẹo cho con khiến bé mê tít

Hàng ngày, người mẹ trẻ nấu nướng, chế biến thật nhiều món ngon cho con ăn từ bữa chính cho...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

16 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

17 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 7 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 7 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 7 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 11 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 11 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 16 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 16 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình