Trẻ em đề kháng kém dễ bị bệnh vặt, nhất là các triệu chứng cảm cúm trong mùa Đông. Một vấn đề mãi không tìm được lời đáp của các mẹ trẻ nuôi con nhỏ là tại sao càng bao bọc, càng chăm sóc con kỹ càng thì lại càng dễ ốm vặt. Trẻ ốm vặt không còn là bài toán khó của riêng mẹ nào nữa. Vậy học ngay cách nuôi con theo quy tắc “bớt 3 thêm 2” để trẻ nói không với ốm vặt ba mẹ nhé.
Bớt ăn trái cây lạnh
Trẻ em luôn được khuyến khích ăn trái cây, chúng chứa nhiều khoáng chất và vitamin, rất quan trọng để duy trì sự cân bằng axit – bazơ trong cơ thể, thúc đẩy sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hầu hết trái cây có tính lạnh, cơ thể lại “ưa ấm sợ lạnh”. Trái cây sau khi vào cơ thể gặp khí lạnh, dễ dẫn đến suy giảm chức năng nội tạng, gây ra rối loạn tiêu hóa, tổn thương tỳ vị, dạ dày.
Nếu cơ thể bé yếu, dễ phản ứng với đồ ăn lạnh, bạn có thể cho con ăn hoa quả bằng cách nấu chín. Những hoa quả có thể nấu chín là táo, lê, đào, mận, chuối…
Lấy hoa quả ra và cho vào máy xay nhuyễn. Món này cũng có thể trộn thêm một hai thìa sữa hoặc chút mật ong để thay đổi. Tuy nhiên các mẹ lưu ý không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn mật ong nhé!
Bớt đồ béo, đồ ngọt
Trong quan niệm của nhiều bậc cha mẹ, những thực phẩm giàu chất béo, giàu đạm như cá, trứng, sữa là thực phẩm bổ dưỡng. Ngược lại, những loại rau củ sẽ không bổ dưỡng, khó tiêu hóa và khó làm tăng cân. Khi tiêu thụ những thực phẩm chứa hàm lượng calo quá cao, dạ dày của trẻ nhỏ sẽ quá tải, khiến thức ăn khó tiêu và cản trở cơ thể hấp thu cellulose và các nguyên tố vi lượng khác nhau. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ ốm vặt.
Bớt đồ ăn vặt
Đồ ăn vặt của trẻ em hiện nay rất đa dạng, nhiều mẫu mã, hương vị rất ngon nhưng chứa ít dinh dưỡng, nhiều calo, khó tiêu hóa. Nó không chỉ ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của trẻ, mà các chất phụ gia bên trong khó bị chuyển hóa, ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ.
Thêm men vi sinh
Tỳ vị, dạ dày của trẻ vốn dĩ khá yếu nên dễ gặp các vấn đề như kém ăn, hôi miệng, đổ mồ hôi trộn ban đêm, chướng bụng. Cha mẹ nên cho trẻ uống thêm men vi sinh để thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, đào thải cặn bã, giảm bớt gánh nặng tiêu hóa cho dạ dày, đồng thời cải thiện tỳ vị, thúc đẩy hấp thu dinh dưỡng.
Thêm việc massage cho trẻ hàng ngày
Nhiều bà mẹ đã hình thành thói quen mát xa cho trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Họ dành 3 – 5 phút mỗi ngày để xoa bóp bàn tay, bàn chân, cột sống lưng từ dưới lên, điều này có thể kích thích tới 260 huyệt đạo. Việc kích thích này sẽ tác động rất tích cực tới các cơ quan nội tạng, tăng cường khí huyết, nâng cao khả năng chống bệnh tật của trẻ.