Phụ Nữ Sức Khỏe

Phòng ngừa chứng say nắng ở trẻ em

Những ngày thời tiết nắng nóng, trẻ em có thể bị say nắng, nguyên nhân thường do cơ thể bị phơi dưới ánh nắng nóng quá lâu, vượt quá mức chịu đựng của cơ thể, dẫn đến nhiều rối loạn ở các cơ quan, nhất là hệ thần kinh.

Những dấu hiệu trẻ bị say nắng

Khi cơ thể bị nóng quá mức, trung tâm điều hòa nhiệt độ ở thân não ứng biến bằng cách tiết mồ hôi để hạ bớt sức nóng của cơ thể. Tuy nhiên đối với trẻ em, trung tâm này chưa phát triển hoàn chỉnh nên sự giải nhiệt không tốt, khiến trẻ rất dễ bị say nắng khi cơ thể phải phơi nắng quá lâu.

Nếu không cấp cứu kịp thời, trẻ có thể tử vong. Những dấu hiệu gợi ý sau đây báo hiệu trẻ đang bị say nắng:

- Mệt mỏi, mắt lờ đờ.

- Cơ thể nóng ran, mặt đỏ gay, thân nhiệt lên đến 410C.

- Trẻ than đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.

- Trẻ có giác buồn nôn, ói mửa.

- Một số trẻ có thể bị ngất xỉu.

- Nhịp thở yếu, nhanh.

- Mạch nhanh yếu, khó bắt, hoặc thậm chí không bắt được mạch.

- Trường hợp say nắng nặng, trẻ sẽ hôn mê hoàn toàn và lên những cơn co giật.

Nên cho trẻ uống nhiều nước khi đi ra ngoài trời nắng nóng

Sơ cứu đúng cách

Khi trẻ bị say nắng, cần nhanh chóng tìm phương tiện đưa trẻ đi cấp cứu tại một cơ sở y tế gần nhất để bảo đảm sự an toàn cho trẻ. Trong khi chờ đợi, phụ huynh phải thật bình tĩnh thực hiện ngay một số biện pháp sau đây:

- Nhanh chóng đưa trẻ đến chỗ thoáng mát như phòng thông gió, hành lang có mái che hoặc dưới tán cây có nhiều bóng mát.

- Cởi hết quần áo trẻ giúp trẻ “hạ nhiệt” và dễ thở.

- Dùng khăn thấm nước mát đắp lên đầu, lên trán trẻ để giải nhiệt.

- Dùng một khăn khác, cũng thấm nước mát, lau nhẹ nhàng mình mẩy, chân tay của trẻ.

- Cho trẻ uống nước đầy đủ (nước trái cây, nước khoáng, hoặc nước đã đun sôi để nguội). Cho trẻ uống thật từ từ, từng chút một để tránh làm cho trẻ bị nôn.

Những biện pháp kể trên cũng cần được tiếp tục thực hiện trong xe trên đường đến bệnh viện vì chúng rất hữu ích cho việc xử trí say nắng tiếp nối khi trẻ đến bệnh viện.

Giờ nắng nóng cao điểm từ 11h trưa đến 4h chiều

Phòng ngừa chứng say nắng

Với trẻ em, nên cho trẻ uống nhiều nước khi đi ra ngoài trời nắng nóng vì trẻ sẽ bị đổ mồ hôi nhiều và cơ thể rất dễ bị mất nước, trẻ còn bú mẹ nên cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt, đặc biệt là những trẻ phải luyện tập thể lực hoặc tham gia các trò chơi vận động ngoài trời thì lượng nước mất sẽ nhiều hơn như vậy cần cho trẻ uống nước ngay cả khi trẻ chưa cảm thấy khát.

Hạn chế tối đa việc cho trẻ đi ra ngoài đường trong giờ nắng nóng cao điểm từ 11h trưa đến 4h chiều. Và khi đi ra nắng, hãy đảm bảo toàn cơ thể của trẻ cần được che nắng kín đáo như mặc áo dài tay, quần dài cho trẻ, đeo khẩu trang và đội mũ rộng vành cho trẻ để hạn chế tác hại sức nóng của ánh nắng mặt trời.

Lời khuyên của thầy thuốc

Cần tránh đột ngột sự tiếp xúc với nắng nóng. Không nên để trẻ quá gắng sức khi luyện tập thể lực hoặc chơi đùa ngoài nắng. Khi trẻ cảm thấy mệt mỏi, ra mồ hôi quá nhiều nên khẩn trương đưa trẻ vào chỗ râm mát để nghỉ ngơi.

Mặc cho trẻ quần áo thoáng, mát, màu nhạt để dễ thấm mồ hôi và thoát nhiệt, và giúp tránh hấp thụ nhiệt từ môi trường.

Theo Ths Bs Đinh Thạc/Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

Bé không chịu bú bình, cha mẹ phải tập như thế nào?

Không phải bé nào cũng hợp tác với cha mẹ trong việc tập bú bình vì con đã quen với...

Trẻ sơ sinh có những dấu hiệu này, cha mẹ cần cẩn trọng kẻo con bị thiểu năng, chậm...

Cha mẹ cần tinh ý quan sát và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức khi phát...

Học mẹ Buôn Ma Thuột đảm đang làm loạt món phụ thơm ngon khiến con vô cùng thích thú

Sau khi tìm hiểu rất nhiều tài liệu về ăn dặm, đăng kí làm thành viên của các hội nhóm...

Bé 17 tháng tuổi suy thượng thận vì siêu thần dược

Thường xuyên bị ho, bé trai được bố mẹ mua cho những viên thuốc không bao bì, không ...

Phòng ngừa hăm tã cho trẻ sơ sinh, chuyên gia gợi ý cách đơn giản cha mẹ nên thuộc nằm...

Hiện tượng hăm tã cho trẻ sơ sinh là tình trạng viêm da tiếp xúc với các thể nhẹ. Cha...

Ngỡ ngàng với nhan sắc của những bà ngoại Việt trẻ trung bất chấp thời gian

Dù đã bước sang tuổi tứ tuần và lên chức bà ngoại nhưng những người phụ nữ này vẫn trẻ...

Chuyên gia nhi khoa tại Mỹ khuyên có nên cắt bao quy đầu không?

Bác sĩ Trương Hoàng Hưng, hiện công tác tại Phòng khám Nhi MD KIDS PEDIATRICS, TP Irving, Texas (Hoa Kỳ), cho...

Tin mới nhất

Mỹ nhân phim Việt giờ vàng nhận mưa lời khen vì quá xinh, lấn át cả nữ chính, CĐM quay...

3 giờ trước

Măng rất bổ dưỡng và "đưa cơm" những người này, tuyệt đối cấm ăn kẻo mang họa

3 giờ trước

Cuộc sống của 'Kiều nữ' Ngọc Lan sau khi tuyên bố ngừng đóng phim: Không ngại vất vả, mệt mỏi...

3 giờ trước

Nhan sắc Angelababy 'gây bão' giữa lúc chật vật tìm đường quay lại giới giải trí

3 giờ trước

Phim của Nhậm Gia Luân kết thúc bi thương, thành tích còn thua 'Liễu Chu Ký' vì điều này

1 ngày 1 giờ trước

Thành tích "Dục hỏa chi lộ" của Triệu Lệ Dĩnh gây tranh cãi, số điểm Douban thấp hơn kỳ vọng?

1 ngày 1 giờ trước

'Sốc nặng' khi chứng kiến Thành Nghị 'rơi tự do' trên phim trường Phó Sơn Hải

1 ngày 1 giờ trước

Diễn viên Lê Giang nhập viện cấp cứu ở Thái Lan: Nôn mửa, tiêu chảy cả đêm, nằm quằn quại...

1 ngày 1 giờ trước

Khoảnh khắc 'Ảnh hậu Cbiz' Châu Đông Vũ trò chuyện cùng Song Joong Ki 'gây bão' khắp cõi mạng

1 ngày 1 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình