Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên, bệnh than tên gọi khác là bệnh nhiệt than, là bệnh truyền nhiễm thường phát hiện trên các loài động vật máu nóng như gia súc, động vật hoang dã và ở người.
Nguyên nhân gây bệnh than do vi khuẩn Bacillus anthracis. Có khả năng sinh bào tử hay còn gọi nha bào là tác nhân chính dẫn đến bệnh than. Bào tử của vi khuẩn Bacillus anthracis tồn tại rất lâu và có sức sống rất cao trong môi trường tự nhiên, có khả năng chịu nhiệt và đề kháng với một số hóa chất khử trùng. Con người tiếp xúc với động vật, những sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh, những vết thương, sự hít phải vi khuẩn gây bệnh sẽ gây nên bệnh than.
Mới đây, trên địa bàn tỉnh Điện Biên ghi nhận 13 người nghi mắc bệnh nhiệt bệnh than tại 2 huyện Tủa Chùa (11 ca) và Tuần Giáo (2 ca).
Sau khi điều tra, rà soát, cơ quan chuyên môn xác định có 3 ổ dịch tại các bản thuộc huyện Tủa Chùa, gồm: Pàng Dề A, Phiêng Quảng (xã Xá Nhè); Háng Trở 1 (xã Mường Báng).
Cả 3 ổ dịch trên đều xuất phát từ trâu, bò chết không rõ nguyên nhân của bản Pàng Dề A.
Lực lượng chức năng cũng tiếp tục ghi nhận thêm 132 người có tiếp xúc, ăn thịt của 3 con trâu, bò nêu trên. Các triệu chứng gồm: bọng nước, xuất hiện vết loét trên da; Một số người xuất hiện triệu chứng đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, khó thở, đau nhức toàn thân.
Được biết tại các xã: Xá Nhè, Mường Báng của huyện Tủa Chùa đều đã từng xuất hiện ổ dịch than trước đây. Tuy nhiên người dân vẫn chủ quan, không khai báo khi trâu, bò chết bất thường, còn mổ thịt và bán. Hiện các cơ quan chuyên môn cùng chính quyền địa phương đang triển khai nhiều hoạt động phòng chống, ngăn chặn dịch lây lan.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên cho biết, có 3 thể bệnh than tương ứng với 3 con đường lây nhiễm chính: