Phụ Nữ Sức Khỏe

Phát hiện mảnh kim loại bị “bỏ quên” trong thực quản bé trai 2 tuổi

Gần đây thấy con hay bị ho, khò khè, sặc sau ăn, gia đình cháu N.T.N (2 tuổi, ở Thanh Hóa) mua thuốc ho, thậm chí là kháng sinh về cho con uống nhưng không đỡ.

Khi những con ho, khò khè ngày càng nặng lên, gia đình đưa đi khám và chụp X-quang mới “tá hỏa” khi nghe bác sĩ thông báo phát hiện có dị vật trong thực quản của cháu.

BS Nguyễn Minh Khôi – khoa Ngoại tổng hợp (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, bệnh nhi được chụp X-quang ngực phát hiện dị vật cản quang dạng vòng ở vị trí tương ứng với nền cổ. Chụp cắt lớp vi tính  cho thấy hình ảnh dị vật kim loại nằm trong trung thất trên, có ổ dịch khí xung quanh. Tuy nhiên, khi khai thác tiền sử gia đình không hề hay biết cháu đã nuốt phải dị vật gì và khi nào.

“Thông thường, dị vật có thể lấy được bằng phương pháp nội soi qua đường tự nhiên. Tuy nhiên, điều đặc biệt của trường hợp này là khi nội soi hô hấp và tiêu hóa tìm dị vật lại không phát hiện dị vật trong lòng khí quản hay thực quản mà chỉ có dấu hiệu nghi ngờ với vết loét trợt tại thành trước thực quản”, BS Khôi cho hay.

Dị vật được lấy ra trong cơ thể bé 2 tuổi

Sau khi tiến hành hội chẩn, các bác sĩ nhận thấy đây là ca bệnh đặc biệt, do mảnh kim loại có hiện tượng xâm thực vào thành thực quản và thoát ra gây áp-xe trung thất, không quan sát và lấy được qua soi tiêu hóa và hô hấp thông thường nên phẫu thuật mở tại chỗ là lựa chọn duy nhất.

TS.BS Tô Mạnh Tuân - Phó trưởng khoa Ngoại tổng hợp đồng thời cũng là phẫu thuật viên chính của ca mổ chia sẻ: “Bệnh nhi được tiến hành phẫu thuật với vết rạch ngang vùng cổ trước. Do vị trí dị vật nằm sát sau tuyến giáp, dây thần kinh thanh quản quặt ngược và các mạch máu lớn vùng cổ nên nguy cơ tai biến trong mổ rất cao.

Trong mổ phát hiện khối áp-xe trung thất trên nằm giữa khí quản và thực quản, kèm theo tổn thương thành thực quản. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu tích vào ổ áp-xe, lấy được dị vật kim loại dạng vòng, đường kính 18mm, dày 0.5mm, có cạnh sắc.

Sau ca phẫu thuật kéo dài 3 tiếng, bệnh nhi được thở máy, dùng kháng sinh liều cao, chống phù nề. Sau 18 ngày điều trị, hiện trẻ đã ổn định, ăn uống tốt, được ra viện.

Theo Khánh Chi - L.Hà/Lao động

Tin liên quan

Sự thật tác hại về bẹt đầu do bé nằm nhiều

Theo bác sĩ Trương Hoàng Hưng, bác sĩ khoa Nhi tại Mỹ, trẻ nhỏ bị bẹt đầu do nằm ở...

8 sai lầm nghiêm trọng của cha mẹ ảnh hưởng đến tính cách con khi trưởng thành

Nếu không muốn con phát triển lệch lạc trong suy nghĩ, cha mẹ đừng nên có 8 hành động sai...

Chị gái ném em sơ sinh xuống ban công, mẹ lạnh người nghe lời giải thích từ bé

Sự việc đau lòng xảy đến vì một người hàng xóm đã nói đùa "Cháu bị ra rìa rồi vì...

Bác sĩ Nhi chỉ ra nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón, cha mẹ nào không cẩn thận con dễ...

Táo bón có thể khiến trẻ khó chịu khi đi đại tiện, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của...

Cho con bú giúp giảm rủi ro bệnh tim

Nghiên cứu mới cho thấy, việc cho con bú có thể làm giảm rủi ro mắc bệnh tim của phụ...

4 cách ứng xử của mẹ trong những năm đầu đời giúp trẻ phát triển nhân cách tốt

Ứng xử của người mẹ đối với trẻ trong giai đoạn sớm rất quan trọng. Điều này cần rất nhiều...

Trẻ bị viêm phế quản: Dấu hiệu và cách điều trị

Trẻ bị viêm phế quản tuy không nghiêm trọng nhưng có thể xuất hiện nhiều diễn biến và để lại...

Tin mới nhất

Thực hiện những mẹo này để ngừng tiêu thụ đồ ăn vặt

10 giờ trước

Đây là những lợi ích của việc tiêu thụ chất béo lành mạnh

11 giờ trước

Ăn trước 7 giờ tối có thể giúp bạn giảm cân ra sao?

11 giờ trước

Loại trái cây tốt nhất nên ăn sau khi tập luyện để phục hồi cơ bắp

11 giờ trước

Lợi ích sức khỏe của việc uống nước gừng mỗi ngày

11 giờ trước

Uống trà xanh mỗi ngày, chuyện gì xảy ra với sức khỏe?

11 giờ trước

Muốn giảm cân nên ăn những loại rau quả và trái cây này

12 giờ trước

Bí kíp giúp phụ nữ hiện đại tối ưu quá trình chăm sóc sắc đẹp

12 giờ trước

Các loại thực phẩm có thể giúp bạn giảm căng thẳng

12 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình