Phụ Nữ Sức Khỏe

Phát hiện 3 ổ dịch bệnh tay chân miệng tại các trường mầm non ở Hà Nội

Trong tuần vừa qua, tại Hà Nội xuất hiện 3 ổ dịch tay chân miệng tại 3 trường mầm non, số ca mắc mới cũng tăng hơn tuần trước đó.

Theo thông tin từ báo An ninh thủ đô, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội ngày 4/4 báo cáo, trong hai tuần trở lại đây, số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn thành phố bắt đầu có xu hướng gia tăng với khoảng 60-70 ca/tuần.

Riêng trong tuần vừa qua (kết thúc vào ngày 29-3), thành phố ghi 77 ca bệnh tay chân miệng, tăng 15 ca so với tuần trước đó. Đặc biệt, ghi nhận 3 ổ dịch tại 3 trường mầm non. Tổng số ổ dịch từ đầu năm 2024 đến nay là 5 ổ dịch, tổng số ca mắc trên 300 trường hợp, tăng 75 trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái.

Trên phạm vi cả nước, số ca mắc tay chân miệng trong 3 tháng đầu năm 2024 khoảng 6.700 trường hợp, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Thời gian gần đây, số ca mắc tay chân miệng tại Hà Nội bắt đầu có xu hướng gia tăng với khoảng 60-70 ca/tuần, riêng trong tuần từ 22-29/3 ghi nhận 3 ổ dịch tại 3 trường mầm non - Ảnh: VietNam+

Theo thông tin từ VietNam+, tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra. Cao điểm của bệnh là từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 8 đến tháng 9 hằng năm. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71).

Trong khi các trường hợp nhiễm CA16 thường biểu hiện bệnh nhẹ, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà, thì EV71 sẽ gây bệnh nặng hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi, phù phổi, suy hô hấp, suy tuần hoàn, có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

CDC Hà Nội khuyến cáo để phòng, chống bệnh tay chân miệng đối với khối trường mầm non, tiểu học cần tăng cường vệ sinh lớp học, đồ chơi, khăn mặt của học sinh... đồng thời hướng dẫn giáo viên các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng như: Rửa tay cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; thường xuyên lau rửa toàn bộ sàn nhà bằng chất tẩy rửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ, bàn, ghế bằng dung dịch sát khuẩn.

Khi thấy trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị - Ảnh: Báo An ninh thủ đô

Ngoài ra, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như ly, chén, đĩa, muỗng, đồ chơi chưa được khử trùng.

Các bậc phụ huynh không được chủ quan khi con mình mắc tay chân miệng và cần phải theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh.

Minh Thư (TH)

Tin liên quan

Đề xuất cho người lao động có thể được nghỉ 5 ngày liền kề dịp lễ 30/4 - 1/5

Việc hoán đổi này giúp kích cầu du lịch và tiêu dùng xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;...

Nhiều học sinh ngứa mặt, đau rát mắt sau khi trường phun thuốc muỗi: Tôi có nên cho con nghỉ...

Sau khi trường phun thuốc muỗi, nhiều học sinh phải nhập viện vì bị đau rát mắt, ngứa mặt, nổi...

Dịch tay chân miệng lây nhiễm trong trường học ở Hà Nội

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội ghi nhận số ca tay chân miệng tăng trong hai tuần...

Cài đặt phần mềm dịch vụ công “giả mạo”, 2 người phụ nữ ở Hà Nội mất ngay hàng trăm...

Cơ quan chức năng cho biết, 2 người phụ nữ ở quận Cầu Giấy đã bị mất hàng trăm triệu...

Giá vàng hôm nay 4/4/2024: Vàng SJC quay đầu giảm sốc, có nên tranh thủ đầu cơ tích trữ?

Dự báo giá vàng hôm nay 4/4/2024, vàng trong nước quay đầu hạ nhiệt, trong khi vàng thế giới tăng...

Dự báo thời tiết ngày 4/4/2024: Nắng nóng giảm dần ở miền Bắc

Dự báo hôm nay nắng nóng sẽ giảm dần ở miền Bắc, chiều tối có khả năng mưa rào.

Kịp thời cứu sản phụ đẻ rơi dọc đường lúc nửa đêm

Vào sáng ngày 4/4, sản phụ đẻ rơi dọc đường và bé trai sơ sinh đã được chuyển đến trạm...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình