Phụ Nữ Sức Khỏe

Đột quỵ gia tăng khi trời lạnh, chuyên gia nêu dấu hiệu nhận biết

Đột quỵ thường gia tăng vào mùa lạnh và khi thời tiết thay đổi đột ngột. Người dân cần nhận biết được các biểu hiện của đột quỵ để đến bệnh viện giai đoạn sớm nhất

Theo Tổ chức Y tế thế giới, đột quỵ não là nguyên nhân dẫn tới tử vong đứng hàng thứ ba trên thế giới sau ung thư và tim mạch, là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế.

Thống kê của Hội Đột quỵ não Việt Nam cho thấy mỗi năm nước ta có khoảng 200.000 người bị bệnh lý này. Đặc biệt, bệnh đột quỵ thường gia tăng khi trời lạnh và khi thời tiết thay đổi đột ngột.

Chăm sóc, điều trị bệnh nhân đột quỵ tại Bệnh viện Trung ương 108

Đột quỵ não là căn nguyên gây tử vong, tàn phế hàng đầu nhưng chỉ rất ít trường hợp đột quỵ ở Việt Nam đến bệnh viện trong 6 giờ đầu - thời gian vàng để cứu sống người bệnh.

Tại hội nghị khoa học toàn quốc phòng và điều trị đột quỵ bằng đông tây y kết hợp vừa được Hội Đông y Việt Nam tổ chức, GS-TS Lê Văn Thính, Trưởng Đơn vị Đột quỵ não - Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đột quỵ não cấp tính cần phải được cấp cứu bằng y học hiện đại. Tuy nhiên, sau khi được cứu sống, hầu hết bệnh nhân sẽ có những di chứng với các mức độ khác nhau như: Liệt vận động, rối loạn cảm giác, rối loạn ngôn ngữ và một số rối loạn cơ thể khác. Do đó, ở giai đoạn sau phối hợp với các phương pháp của đông y để điều trị.

Theo PGS-TS Đậu Xuân Cảnh, Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam, trong Đông y, bệnh đột quỵ não đã được mô tả với danh từ "trúng phong" cùng biểu hiện bệnh đột ngột, bệnh nhân hôn mê hoặc bị yếu, liệt mặt, tay hoặc liệt nửa người, tỉ lệ tử vong cao. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh có thể được cứu sống và hồi phục.

Nhiều bệnh nhân đột quỵ được phục hồi chức năng sớm bằng các phương pháp y học cổ truyền

"Y học cổ truyền đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn phục hồi cho người bệnh như với các phương pháp như: Châm cứu, tập luyện, xoa bóp và dùng thuốc… Do đó, việc phục hồi chức năng sớm bằng các phương pháp y học cổ truyền là một trong những lựa chọn và là thế mạnh của Đông y. Tuy nhiên, người dân nhận phải biết được các biểu hiện của đột quỵ để đến bệnh viện giai đoạn sớm nhất. Đơn cử, khi thấy không cầm nắm được chặt, tay đưa lên khó, mặt liệt méo… cần đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời"- PGS Cảnh lưu ý.


PGS Cảnh cho biết các yếu tố làm gia tăng các ca đột quỵ và trẻ hóa như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu… nhưng không được kiểm soát. Bên cạnh đó, hút thuốc, stress quá nặng cũng là nguyên nhân gây đột quỵ. Do đó, việc kiểm soát tốt các tình trạng này là rất quan trọng, để phòng ngừa đột quỵ.

Ngoài ra, sự đổi mùa, không khí lạnh, đặc biệt lạnh đột ngột là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm cho đột quỵ não gia tăng. Theo khuyến cáo của bác sĩ, người dân cần hiểu rõ các triệu chứng khởi phát đột quỵ não như: Méo miệng, nói ngọng, tê yếu tay chân, mất thăng bằng, nhìn mờ... để khẩn trương đưa người bệnh tới các bệnh viện có khả năng cấp cứu và điều trị đột quỵ não, kịp "giờ vàng" để cứu tính mạng.

Theo N.Dung/Người Lao Động

Tin liên quan

Căn bệnh được ví như 'kẻ giết người thầm lặng’ gia tăng ở trẻ em

Ước tính mỗi năm, nước ta có khoảng 13.000 trẻ em mắc bệnh lao cần phải điều trị. Điều đáng...

Sáng 29/12: Tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các làn sóng dịch bệnh do biến thể mới của COVID-19

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy số bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị chỉ còn 25 ca....

Thường xuyên tiếp xúc với đất, nước bẩn, chân người phụ nữ bị sần sùi, to như chân voi

Bệnh nhân thường xuyên làm nương rẫy và tiếp xúc với môi trường đất, nước bẩn rồi thấy xuất hiện...

Chân biến dạng vì 'căn bệnh nhiệt đới bị lãng quên'

Nữ bệnh nhân đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám với những mảng sùi kích thước lớn, lan đến...

Từ vụ người đàn ông bán thịt nguy kịch vì nhiễm liên cầu khuẩn lợn, chuyên gia chỉ rõ tuyệt...

Người dân ăn thịt lợn phải đảm bảo đã được nấu chín, không ăn thịt tái hoặc sống. Tuyệt đối...

Virus SARS-CoV-2 làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch

Theo nghiên cứu của Nhật Bản, những người nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có nguy cơ mắc các bệnh...

Hà Nội: Một người bán thịt lợn tử vong do nhiễm liên cầu khuẩn

Một người đàn ông 59 tuổi ở Hà Đông, làm nghề bán thịt lợn nhập viện trong tình trạng nhồi...

Tin mới nhất

Ăn bắp cải luộc có tốt không? Cần lưu ý gì khi ăn bắp cải?

6 giờ trước

Trầm trồ trước ly sữa hạt vừa ngon vừa đẹp, cách làm siêu dễ bằng máy xay sinh tố

6 giờ trước

Loại cá xưa cho lợn ăn, nay phơi khô thành đặc sản dân thành phố "ưa chuộng dịp Tết", 300.000...

6 giờ trước

Đặc sản xưa không ai biết đến, giờ được người dân thành phố "ưa chuộng" vì có hương vị lạ,...

6 giờ trước

Cây ngải cứu xưa không ai ngó ngàng, nay làm thành món đặc sản lạ dân thành phố ưa chuộng

11 giờ trước

Khám phá công thức làm bánh ngọt 3 không cho mẹ bỉm sữa: không khó, không lò nướng, không mất...

11 giờ trước

Loại cá xưa cho gà lợn ăn, giờ phơi khô thành đặc sản nổi tiếng được ưa chuộng ở thành...

11 giờ trước

Loại quả xưa không ai ngó ngàng, nay làm thành món đặc sản mùa hè dân thành phố thích mê,...

11 giờ trước

4 loại rau rẻ nhất chợ lại ít bị phun thuốc sâu, là kho vitamin và có loại được Nhật...

11 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình