Phụ Nữ Sức Khỏe

NÓNG: Dịch bạch hầu 'hoành hành' trở lại sau 20 năm, lây lan nhanh, tỷ lệ tử vong cao

Dịch quay lại khiến nhiều người lo ngại bởi bạch hầu là loại bệnh lây lan nhanh.

Theo thông tin từ Tuổi Trẻ, sau gần 20 năm không xuất hiện ca bệnh, mới đây tỉnh Hà Giang đã ghi nhận hơn 30 ca mắc bạch hầu, đã ghi nhận trường hợp tử vong.

Theo Trung tâm Y tế huyện Mèo Vạc, Hà Giang, ngày 24/8 địa phương ghi nhận một ca tử vong do mắc bệnh bạch hầu là V.M.D. (15 tuổi, dân tộc Mông).

Thời gian gần đây, D. không đi khỏi địa phương, cũng không tiếp xúc với người mắc bệnh, trong gia đình không ai mắc bệnh tương tự. Đây là trường hợp đầu tiên mắc bệnh bạch hầu và tử vong tại tỉnh này trong gần 20 năm qua.

Ngay sau khi ghi nhận ca mắc bệnh bạch hầu, Bệnh viện Đa khoa huyện Mèo Vạc đã tiến hành xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ, qua đó điều trị cho hơn 30 bệnh nhân nghi mắc bệnh bạch hầu, thành lập khu điều trị, cách ly tại khoa truyền nhiễm.

Các chuyên gia Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Bệnh viện Nhi trung ương đã đến hỗ trợ phòng dịch, đặc biệt là điều trị các ca bệnh nặng.

Trước đó, từ ngày 30/4 đến 21/5, tỉnh Điện Biên ghi nhận 2 trường hợp mắc bạch hầu, có 1 ca tử vong tại xã Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông. 2 ca mắc trong đợt dịch này yếu tố dịch tễ không rõ ràng.

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên, có tỷ lệ tử vong 5-10% - Ảnh minh họa: Internet

Theo ông Trần Đắc Phu, nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, có thể lây lan nhanh chóng và hiện nay vẫn đang được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm B.

"Trước đây khi chương trình tiêm chủng mở rộng chưa tiêm vắc xin, tỉ lệ nhiễm bệnh bạch hầu rất cao. Tại các khoa truyền nhiễm, hầu như thời điểm nào cũng có bệnh nhân bạch hầu. Sau khi đưa vào tiêm chủng vắc xin thì tỉ lệ nhiễm bệnh đã giảm thấp.

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, tại Tây Nguyên và gần đây nhất là một số tỉnh miền núi phía Bắc bắt đầu có ghi nhận ca bệnh trở lại. Hầu hết các địa phương này thuộc vùng sâu vùng xa, tỉ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh giảm hoặc gián đoạn dẫn đến ca bệnh tăng", ông Phu nhận định.

Theo ông Phu, do bạch hầu lây truyền qua đường hô hấp, giọt bắn, vật dụng hằng ngày nên dễ lây lan, đặc biệt với những người không có miễn dịch với bệnh. Vì vậy, để phòng tránh bệnh cần chú ý khử khuẩn, đeo khẩu trang, vệ sinh sạch sẽ… Quan trọng nhất là phải tiêm chủng vắc xin phòng bệnh đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Về nguồn lây của bệnh bạch hầu, theo ông Phu, bệnh có thể không rõ nguồn lây. "Có người mang mầm bệnh, do đã tiêm chủng nên không tiến triển nặng nhưng vẫn có khả năng lây cho người khác. Vì vậy, có trường hợp nhiễm bệnh nhưng không rõ tiếp xúc từ đâu", ông Phu nêu.

Dẫn tin từ VnExpress, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên, có tỷ lệ tử vong 5-10%.

1 số dấu hiệu của bệnh bạch hầu - Ảnh minh họa: Internet

Cách vi khuẩn lây nhiễm

- Đường lây

+ Lây trực tiếp do hít phải chất tiết từ đường hô hấp của người bệnh thông qua các giọt nước nhỏ li ti phát ra khi ho, hắt hơi, nói chuyện.

+ Vi khuẩn cũng có thể lây nhiễm và tồn tại trên bề mặt của các đồ vật xung quanh người bệnh từ vài ngày đến vài tuần như trong sữa, nước uống sống đến 20 ngày; trong tử thi sống được hai tuần.

+ Hiếm gặp hơn, có thể lây trực tiếp từ các sang thương trên da, là các nang dạng biểu bì, u mỡ, mụn cơm và nốt ruồi.

- Nguồn lây

Người bệnh hoặc người lành mang mầm bệnh.

- Thời kỳ lây

+ Thường là cuối thời kỳ ủ bệnh hoặc ngay khi khởi phát bệnh, có thể kéo dài từ hai đến 4 tuần.

+ Trung bình, sau khi hít phải vi khuẩn 2-5 ngày, người sẽ phát bệnh.

Triệu chứng

- Tùy thuộc vào vị trí vi khuẩn gây bệnh, sẽ có các biểu hiện nặng, nhẹ khác nhau.

- Triệu chứng bệnh chủ yếu là viêm họng, có lớp màng giả màu trắng do các tế bào bị viêm bám vào trong vòm họng.

- Một số biến chứng khác như viêm tai giữa, viêm phổi do liệt cơ hoành...

- Khi bệnh tiến triển nặng lên, có thể xuất hiện các triệu chứng như khó thở, khó nuốt, thay đổi thị lực, nói lắp.

- Các độc tố bạch hầu khi ngấm vào máu sẽ gây tình trạng nhiễm độc toàn thân, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên, thần kinh cảm giác, gây viêm cơ tim hoặc loạn nhịp tim, dẫn đến tử vong.

Nguy cơ nhiễm bệnh

- Bất cứ người nào tiếp xúc với mầm bệnh đều có thể bị lây nhiễm, nhất là trẻ nhỏ, người cao tuổi và người có khả năng miễn dịch thấp.

- Người đã tiêm phòng bệnh bạch hầu hoặc đã từng mắc bệnh trong quá khứ vẫn có khả năng nhiễm lại do cơ thể không tạo ra khả năng miễn dịch hoặc khả năng miễn dịch giảm dần theo thời gian.

Phòng ngừa

- Gia đình nên đưa trẻ đi tiêm vaccine đầy đủ.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.

- Che miệng khi ho hoặc hắt hơi, giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày.

- Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

- Khi có những biểu hiện nghi bạch hầu, cần đến cơ sở y tế để được khám, phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

- Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vaccine phòng bệnh, hạn chế tụ tập đông người theo yêu cầu của cơ quan y tế.

Tuệ Anh (TH)

Tin liên quan

Nguyên nhân khiến hàng loạt người dân ở Điện Biên ngộ độc sau khi dùng nước hồ

Trước đó, trong thời gian từ ngày 24-26/8, Trung tâm Y tế huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, đã tiếp...

TPHCM: Xe tải tông 3 xe máy, nhiều người bị thương

Đang lưu thông trên đường, xe tải va chạm với một xe máy rồi lao sang làn bên cạnh, tông...

Người phụ nữ bất tỉnh, mất hết tài sản sau khi vào nhà nghỉ để làm đẹp

Theo chia sẻ của nạn nhân, chị đã tin lời một người có tên "Thuỷ thẩm mỹ" để đến nhà...

Bị sặc hạt bắp, người đàn ông nghẹt thở, phải nhập viện khẩn cấp để phẫu thuật

Ông P.V.Đ. (50 tuổi, trú tại thôn Bình Quang, xã Bình Quế, huyện Thăng Bình) đang ăn bắp thì bị...

Đi bắt ốc, nữ sinh ở Nghệ An tử vong thương tâm

Trong lúc đi bắt ốc trên sông Quàng (huyện Quế Phong, Nghệ An), một nữ sinh lớp 7 không may...

Hiển thị tên cơ quan công quyền tại các cuộc gọi để chống lừa đảo

Để chống các cuộc gọi lừa đảo mạo danh cơ quan công quyền như toà án, công an, viện kiểm...

Bị mèo cắn nhưng không tiêm vì gia đình khó khăn, người đàn ông tử vong sau 3 tháng

Bị mèo cắn, nhưng anh Đ. chỉ xử lý vết thương bằng nước lã, không tiêm huyết thanh kháng...

Tin mới nhất

Chồng cũ dắt con riêng đến xin tái hợp, tôi lặng người khi biết được danh tính mẹ của đứa...

2 giờ trước

Anh rể say rượu ngủ lại nhà, giữa đêm anh gõ cửa nhờ làm một việc khiến tôi đỏ mặt...

2 giờ trước

Ly hôn 7 năm, mẹ chồng cũ bất ngờ xuất hiện khóc ngất cầu xin tôi nhận 2 tỷ vì...

3 giờ trước

Đi công tác về, tôi tặng vợ đôi khuyên tai đắt tiền, không ngờ em quỳ rạp xuống rồi thú...

3 giờ trước

Ngày giỗ đầu của vợ, tôi đau lòng uống say như chết, nữa đêm kinh ngạc thấy người phụ nữ...

3 giờ trước

Ghé thăm nhà bạn trai từng ly hôn, vừa vào tới tôi giận run người với hành động của...

4 giờ trước

Đi làm về thấy nóc nhà bị hổng một lỗ to, thấy bóng hình trong camera ghi lại tôi tức...

4 giờ trước

Chồng vẫn liên lạc với nhân tình vào đêm tân hôn, tôi vẫn ngọt như mía lùi rồi ra một...

4 giờ trước

Có cô em chồng suốt ngày kiếm chuyện, tôi ủ mưu xử đẹp khiến cô nàng sợ đến già

4 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình