Trong Đông y còn dùng rau má để điều trị các bệnh nóng gan, điều hòa kinh nguyệt, chữa đau bụng kinh… Riêng Tây y công nhận rau má có công dụng tuyệt vời trong lĩnh vực thẩm mỹ, hiện nay có rất nhiều mỹ phẩm làm đẹp da có chiết xuất từ rau má.
Các chuyên gia dinh dưỡng công nhận rau má là thực phẩm rất giàu chất xơ, canxi, sắt, phốt pho, vitamin C… là những vi chất tuyệt vời, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, tránh được táo bón, viêm đại tràng, mát gan giải độc…
Những điều mẹ bầu cần chú ý khi ăn rau má
Tuy là loại rau chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng các chuyên gia cũng khuyên rằng, mẹ bầu chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải, mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 lần, có thể thay thế rau má bằng các loại rau khác để đa dạng thức ăn và cân bằng dinh dưỡng cho thai kỳ.
Một điều lưu ý, trong những tháng tam cá nguyệt đầu tiên mẹ bầu cũng không nên dùng rau má, tốt nhất nên dùng rau má sang tháng thứ 4 trở đi. Phụ nữ có tiền sử sảy thai, cơ thể lạnh, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Một số tác dụng phụ của rau má đối với mẹ bầu
Trong một số trường hợp rau má làm tăng cholesterol và lượng đường trong máu, vì vậy bà bầu có tiền sử cholesterol cao hay mắc bệnh tiểu đường nên tránh dùng rau má trong thời gian thai nghén.
Rau má có tính hàn dễ gây lạnh bụng. Bà bầu có thể trạng kém, hệ tiêu hóa yếu nên tránh dùng rau má, vì có thể dẫn đến ngộ độc hoặc tiêu chảy.
Với bà bầu trước khi ăn loại rau nào cũng nên tìm hiểu thật kỹ, đừng để một loại “thảo dược” trở thành “độc dược” khi ăn. Cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con là tham khảo ý kiến của bác sĩ xem bà bầu ăn rau má có được không bạn nhé!