1. Lịch sử mắc tiểu đường của gia đình
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 của bạn cao nếu một trong hai bố mẹ hoặc một trong hai anh chị em của bạn mắc tiểu đường.
Theo Hiệp hội Bệnh tiểu đường Hoa Kỳ, nguy cơ của bạn là:
1/ 7, nếu một trong hai cha mẹ của bạn được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường trước 50 tuổi.
1/13, nếu một trong hai cha mẹ của bạn được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường sau tuổi 50.
1/ 2 nếu cả hai cha mẹ của bạn đều bị tiểu đường.
2. Chủng tộc hoặc nguồn gốc sắc tộc
Ngoài lịch sử gia đình, những người thuộc các chủng tộc hay dân tộc đặc thù cũng dễ bị mắc bệnh tiểu đường loại 2. Người gốc Tây Ban Nha, người Mỹ gốc Phi, người Hawaii, người Mỹ bản địa và người Á Châu đang có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại này càng cao.
Một nghiên cứu năm 2016 xuất bản trong Tạp chí Diabetes Care báo cáo rằng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn đáng kể giữa người châu Á, người gốc Tây Ban Nha và người da đen so với người da trắng trước và sau khi tính đến sự khác biệt về chỉ số khối cơ thể.
Vì vậy, nếu bạn là người Mỹ gốc Phi, người châu Á, người gốc La tinh / gốc Tây Ban Nha, người gốc Mỹ hoặc gốc đảo Thái Bình Dương thì đã đến lúc bạn phải thay đổi lối sống để giảm nguy cơ mắc bệnh này.
3. Tuổi
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại tăng lên khi bạn lớn lên. Thông thường, nó xảy ra ở người lớn trung niên, thường sau tuổi 45. Điều này có thể là do người ta thường tập thể dục ít hơn, mất khối cơ và tăng cân cùng với tuổi tác ngày càng tăng.
Tuy nhiên, loại bệnh tiểu đường này cũng đang xảy ra ở trẻ em, thanh thiếu niên ngày nay ngày càng tăng, chủ yếu là do họ có lối sống không lành mạnh.
Các chuyên gia y tế khuyên mọi người trưởng thành, bắt đầu từ 40 tuổi, kiểm tra lượng đường trong máu mỗi vài tháng. Chẩn đoán sớm là chìa khóa để ngăn ngừa hoặc quản lý bệnh tiểu đường loại 2.
4. Lịch sử mắc tiểu đường trong lúc mang thai
Một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên tạp chí Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism của Hiệp hội Nội tiết cho biết phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai sẽ đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong tương lai cao hơn đáng kể.
5. Không hoạt động thể chất
Không hoạt động thể chất là một thói quen phổ biến dễ gây ra bệnh đái tháo đường loại 2. Bạn càng ít hoạt động thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 càng cao. Hơn nữa, hoạt động thể chất thường xuyên giúp giảm cân, sử dụng glucose làm năng lượng và làm cho tế bào nhạy cảm hơn với insulin.
6. Huyết áp cao (tăng huyết áp)
Huyết áp cao có thể gây tổn hại đáng kể cho hệ tim mạch, và tình trạng huyết áp cao chưa được điều trị thậm chí có thể dẫn tới sự phát triển của bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, phụ nữ bị tiểu đường trong thời thai kỳ có nhiều khả năng mắc bệnh cao huyết áp. Và bệnh tiểu đường thai kỳ liên quan đến sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2 trong những năm tới.
7. Tiền tiểu đường
Tiền tiểu đường cũng là một yếu tố nguy cơ rõ ràng cho việc phát triển bệnh đái tháo đường loại 2 trong tương lai. Tiền tiểu đường được định nghĩa là nồng độ đường huyết trên mức bình thường nhưng dưới ngưỡng phát bệnh tiểu đường.
Lời khuyên để ngăn ngừa Bệnh tiểu đường loại 2:
- Ăn uống lành mạnh bằng cách chọn thực phẩm có lượng chất béo và calo thấp hơn và chất xơ nhiều hơn.
- Bao gồm nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn uống của bạn.
- Thay thế các sản phẩm sữa nhiều chất béo với các loại ít béo hơn.
- Chọn các chất béo chưa bão hoà lành mạnh, hạn chế chất béo bão hòa, và hạn chế hoặc tránh chất béo chuyển vị.
- Khi ăn, hãy luôn xem phần ăn của bạn và cố gắng ăn các bữa ăn nhỏ 4 hoặc 5 lần một ngày.
- Mục tiêu ít nhất 30 phút hoạt động thể dục vừa phải mỗi ngày.
- Nếu bạn thừa cân, hãy thực hiện các phương pháo cần thiết để giảm cân.
- Thay nước ngọt bằng nước trái cây tươi.
- Bỏ thuốc lá và uống rượu bia quá mức.
- Theo dõi huyết áp của bạn và thực hiện các bước để kiểm soát.
- Giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
- Hãy đi khám bác sĩ để kiểm tra định kỳ. Bạn nên thường xuyên kiểm tra đường huyết, huyết áp và mức cholesterol trong máu.
Nguồn: Top10homeremedies