Nội dung bài viết
Một số trẻ em trong độ tuổi đến trường thường gặp khó khăn trong việc đọc chữ và nhận dạng mặt chữ. Khi gặp trường hợp này, các bậc cha mẹ cho rằng do con mình chưa cố gắng hay tập trung học hành. Tuy nhiên, đây có thể là vấn đề liên quan đến chứng khó đọc, do sự rối loạn quá trình phát triển tại khu vực xử lý ngôn ngữ trong não bộ. Hãy cùng Phunugiadinh tìm hiểu về chứng khó đọc trong bài viết sau!
Hội chứng khó đọc là gì?
Chứng khó đọc là rối loạn học tập, gặp khó khăn trong khả năng đọc chữ, đánh vần, nói và viết. Người ta còn gọi đây là khuyết tật đọc. Chứng khó đọc sẽ ảnh hưởng tới những khu vực xử lý ngôn ngữ trên não bộ. Các em mắc phải chứng này thường bị hiểu lầm là do kém thông minh, lười học nhưng hoàn toàn không phải vậy. Chứng này khiến trẻ khó khăn trong việc kết nối từ và âm thanh tạo ra từ chữ cái.
Thông thường, trẻ mắc chứng khó đọc vẫn có thị lực bình thường và thông minh không khác gì bạn bạn cùng lứa. Tuy nhiên, các em sẽ phải cố gắng rất nhiều bởi cần nhiều thời gian hơn các bạn khác. Việc khó xử lý chữ cái và từ ngữ có thể khiến các em khó đánh vần, viết và phát âm được rõ ràng.
Hiện nay có khoảng 5-10% người mắc chứng khó đọc. Người lớn cũng có thể bị mắc chứng rối loạn này. Một vài người được chẩn đoán sớm, còn một số khác lại không thể phát hiện ra là mình đã mắc chứng khó đọc.
Triệu chứng khó đọc là gì?
Triệu chứng của chứng khó đọc rất khó để nhận ra trước khi trẻ bắt đầu đi học. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh vẫn có thể nhận biết được thông qua một số dấu hiệu. Khi bé đến trường, giáo viên là người đầu tiên cảm nhận được vấn đề tồn tại ở trẻ. Mức độ nghiêm trọng khác nhau tùy từng em nhưng nó sẽ thể hiện rõ ràng khi bé bắt đầu tập đọc.
Trước tuổi đi học
Dưới đây là các dấu hiệu chứng tỏ trẻ có nguy cơ mắc chứng khó đọc:
- Nói muộn.
- Học từ mới chậm chạp.
- Gặp vấn đề trong việc hình thành chính xác từ ngữ, ví dụ như đảo ngược âm thanh của từ.
- Gặp vấn đề khi ghi nhớ hoặc đọc chữ cái, số hay màu sắc.
- Khó học vần mẫu giáo hoặc tham gia các trò chơi gieo vần.
Trong độ tuổi đi học
Dưới đây là các triệu chứng khó đọc khá rõ ràng khi bé yêu nhà bạn đã đi học:
- Khả năng đọc kém hơn mức cơ bản của tuổi.
- Gặp vấn đề trong việc xử lý và hiểu các chữ cái mà bé nghe được.
- Khó tìm được đúng từ hoặc có câu trả lời cho các câu hỏi.
- Khó khăn trong việc ghi nhớ chuỗi các sự kiện.
- Khó khăn trong việc phân biệt các từ và chữ tương đồng.
- Không phát âm được từ mới, khó đánh vần.
- Mất quá nhiều thời gian để hoàn thành những nhiệm vụ được cô giáo giao, cụ thể là đọc hoặc viết.
- Trốn tránh các hoạt động có liên quan đến đọc.
Độ tuổi thanh thiếu niên, người lớn
Tương tự như trẻ em, dấu hiệu của chứng khó đọc của thanh thiếu niên hay người lớn không khác là mấy:
- Khó đọc, kể cả việc đọc to.
- Khả năng đọc viết chậm, mất nhiều công sức.
- Sai chính tả.
- Tránh các hoạt động có liên quan tới việc đọc.
- Phát âm sai từ, tên sự vật.
- Không phản ứng với những câu chuyện cười hoặc các thành ngữ không mấy dễ hiểu.
- Mất quá nhiều thời gian để đọc hoặc viết.
- Khó khăn khi phải tóm tắt nội dung 1 câu chuyện nào đó.
- Không thể tiếp thu khi học ngoại ngữ.
- Khó nhớ, khó làm toán.
Cách chữa chứng khó đọc hiệu quả
Hiện tại chưa có cách nào để chữa hẳn chứng khó đọc nhưng có một số biện pháp khắc phục chứng khó đọc, hỗ trợ các công việc hàng ngày tốt hơn. Mức độ ảnh hưởng của chứng khó đọc đối với mỗi người là khác nhau và đa phần là đều có thể điều chỉnh được.
Trẻ cần được chẩn đoán và được hỗ trợ sớm để đem lại các lợi ích lâu dài trong tươi lai. Dưới đây là một số biện pháp kiểm soát chứng khó đọc ở trẻ em:
- Đánh giá nhu cầu cá nhân: Giáo viên sẽ phát triển 1 chương trình mục tiêu phù hợp riêng cho trẻ.
- Sử dụng công cụ học tập thích hợp: Các công cụ học tập chạm vào các giác quan như xúc giác, thính giác và thị giác, có thể giúp trẻ mắc chứng khó đọc.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: giúp giảm thiểu sự mặc cảm. Những hình thức hỗ trợ khác có thể liên quan như cho thêm thời gian trong các kỳ thi đối với những trường hợp trẻ bị mắc chứng khó đọc.
- Đánh giá liên tục: Việc xác định được lĩnh vực mà người khó đọc có khả năng tốt hơn, từ đó tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho trẻ phát triển và tự thực hiện công việc.
Trên đây là những thông tin quan trọng nhất mà bạn cần biết về chứng khó đọc, đặc biệt là ở trẻ em. Từ đó, các bậc phụ huynh có thể nhận biết được bé nhà mình bị chứng khó đọc và có biện pháp khắc phục từ sớm.