Phụ Nữ Sức Khỏe

Những lưu ý quan trọng cần nhớ khi sử dụng đinh lăng

Đinh lăng là loại cây tốt cho sức khỏe và được nhiều người sử dụng, dưới đây là những lưu ý quan trọng cần nhớ khi sử dụng đinh lăng bạn cần phải nhớ.

Theo nhà khoa học, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội, cây đinh lăng có tên gọi khác là cây gỏi cá, nam dương sâm. Tên khoa học là Poliscias fruticosa Harms, thuộc Họ Nhân sâm - Araliaceae.

Tổng quan về cây đinh lăng

Cây bụi cao 0,8-1,5m hoặc hơn, nhẵn và không có gai. Lá kép 3 lần lông chim, dài 20-40cm, lá chét cuống mảnh, dài 5-15mm, dạng màng, răng không đều, thường bị khía hoặc chia thùy, nhọn, dài 3-10cm, rộng 0,6-4cm. Hoa nhỏ, thành chùy, tán ngắn, dài 7-18cm. Quả dẹt màu trắng bạc, dài và rộng cỡ 3-4mm, dầy 1mm mang các vòi nhụy tồn tại.

Cây có gốc ở quần đảo Polynêdi, nay được trồng ở nước ta, Lào, Campuchia và ở các vùng nhiệt đới của Cựu lục địa. Cây được trồng trong các vườn gia đình và ở cả các đình chùa, có khi trồng làm hàng rào.

Lá của cây mọc so le, lá 3 lần xẻ lông chim, mép khía răng cưa. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành tán. Quả dẹt, lá đinh lăng phơi khô, nấu lên có mùi thơm đặc trưng. Đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá, là loại cây nhỏ thường được trồng làm cây cảnh trước nhà.

Đinh lăng tốt nhưng cần lưu ý kỹ khi sử dụng.

Cây đinh lăng được mọi người dùng để ăn như rau làm gia vị và chữa nhức đầu. Nhiều nơi thường lấy lá đinh lăng để nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người ốm mới dậy.

Thành phần hóa học và dinh dưỡng: Trong củ chứa 0,3% glucozit, alcaloit, saponin, tanin, 13 loại axit amin và vitamin B1. Đinh lăng một số hoạt chất mang tính năng gần giống như nhân sâm.

Bộ phận dùng:

  • Các lá non thường được dùng ăn gỏi cá, gói với nem, làm gia vị ăn với thịt.
  • Củ, thân, lá khô dùng làm thuốc.
  • Lá đinh lăng: Bùi, đắng, thơm, hơi mát.
  • Rễ củ đinh lăng: ngọt, nhạt, hơi đắng, tính ấm. Khi bào chế nên rút bỏ lõi.

Tác dụng:

Lá đinh lăng: Lương huyết, giải độc, chống tanh hôi, lợi niệu, tiêu mẩn ngứa.

 

Rễ củ đinh lăng: Bổ đắng, thông huyết mạch, tiêu sưng viêm, giảm đau.

Chủ trị:

Lá đinh lăng: Chữa dị ứng, ho ra máu, kiết lỵ.

Rễ củ đinh lăng: Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, yếu sức.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây đinh lăng

Theo lương y Bùi Đắc Sáng, cây đinh lăng lá nhỏ được coi là "cây sâm của người nghèo" bởi tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó. Lá của cây đinh lăng thường được dùng dưới dạng thuốc sắc, rượu ngâm hoặc bột khô để chữa chứng ho, đau tức vú, tắc tia sữa, làm lợi sữa, chữa kiết lỵ và làm thuốc tăng lực, chữa chứng suy nhược cơ thể…

Tuy nhiên khi sử dụng cây đinh lăng, ông khuyên mọi người cần lưu ý những điều sau:

Do thành phần Saponin nhiều trong rễ đinh lăng, chất này có tính phá huyết sẽ làm vỡ hồng cầu, vì vậy chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều đúng cách bào chế.

Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao bởi sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy. Đặc biệt, khi sử dụng rễ đinh lăng phải dùng những cây 3 - 5 tuổi trở lên (nhưng không nên dùng những cây quá già cỗi).

Khi bào chế một số rễ cây làm thuốc như rễ cây dâu (tang bạch bì), rễ cây ba kích (ba kích thiên)... bắt buộc phải bỏ lõi rễ (vì tác dụng phụ không tốt, thậm trí gây thủng dạ dày). Với rễ cây đinh lăng cũng nên rút bỏ lõi đi (đề phòng các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra).

Do ham “thẩm mỹ”, thích “khoa trương” nên nhiều người dùng toàn bộ bộ rễ cây đinh lăng (thường có khối lượng lõi chiếm tỷ trọng lớn) ngâm rượu cho “đẹp bình”. Họ coi đó như củ nhân sâm thực thụ (rất tiếc là các củ sâm thường không có lõi) để ngâm rượu “đại bổ dưỡng” uống hàng ngày. Điều này nên cân nhắc kỹ và xem lại khâu bào chế cho đúng cách.

Trên đây là những lưu ý khi sử dụng cây đinh lăng. Hãy sử dụng đinh lăng đúng cách để tốt cho sức khỏe nhé.

Theo Hạ An - Như Loan/VTC News

Tin liên quan

4 tác hại không ngờ của cây đinh lăng nếu dùng sai cách

Đinh lăng là loại cây quen thuộc với nhiều người, bên cạnh nhưng lợi ích thì việc sử dụng đinh...

Chuyên gia Đông y nêu tác hại và lợi ích của lá, rễ đinh lăng

Đinh lăng là cây quen thuộc với người Việt Nam, trong bài viết dưới đây Lương y Bùi Đắc Sáng...

Chuyên gia Nhật chỉ ra 5 món ăn cần tránh xa nếu muốn sống thọ

Xúc xích, kẹo, nước ngọt... là những thứ có thể gây ảnh hưởng tới tuổi thọ của bạn, nếu sử...

10 lý do tại sao tỏi nên là một phần trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn

Từ việc tăng cường khả năng miễn dịch đến giảm huyết áp cao và mức cholesterol, bổ sung tỏi vào...

5 loại rau củ không nên ăn quá nhiều

Mặc dù có vô số lợi ích của việc ăn rau xanh, nhưng ăn quá nhiều có thể ảnh hưởng...

Cảnh giác với 9 tác động tiêu cực của chất làm ngọt nhân tạo

Tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo với số lượng lớn trong thời gian dài có liên quan đến một...

Cơm nguội để tủ lạnh, ăn vào có thể mắc ung thư?

Thời gian gần đây, nhiều người chia sẻ thông tin cơm nguội để tủ lạnh, ăn vào có thể...

Tin mới nhất

Chiên xong đừng vội ăn ngay, làm thêm bước này món cá ngon gấp 10 lần

2 giờ trước

Cách làm tai heo ngâm chua ngọt ăn là ghiền

2 giờ trước

Được mệnh danh là 'thuốc quý trị bệnh phụ nữ', phòng được cả đột quỵ: Loại cỏ mọc khắp Việt...

7 giờ trước

Loại củ được người Hàn, Nhật coi là 'báu vật' vì bổ như nhân sâm, ở Việt Nam lăn lóc,...

7 giờ trước

Làm bánh cookies dừa giòn tan thơm phức siêu dễ bằng nồi chiên không dầu

7 giờ trước

Cách làm cơm gà Hội An nhanh, dễ lại ngon vô cùng

21 giờ trước

Quen thuộc ngay trong vườn nhà lại được ví là loại 'rau thuốc', tốt cho sức khỏe, được người Nhật...

1 ngày 2 giờ trước

Một loại quả ăn vỏ còn tốt hơn ruột nhưng nhiều người vẫn không biết mà vứt bỏ: Là "thuốc"...

1 ngày 2 giờ trước

Cách làm kem cốm dẻo mịn thơm mát giải nhiệt ngày nóng

1 ngày 2 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình