Cần chú ý chăm sóc sức khỏe trước khi làm mẹ
Bạn cần có chế độ ăn cân bằng và tránh để cơ thể quá gầy hoặc quá béo, hạn chế sử dụng caffein và các chất tạo ngọt nhân tạo để giúp cơ thể khỏe mạnh, cải thiện khả năng thụ thai.
Ngoài ra, nếu mắc một số bệnh khác như bị tiểu đường, bệnh tuyến giáp…thì cũng nên đi khám bác sĩ nếu cảm thấy khó có khả năng thụ thai.
Không nên hoãn làm mẹ quá lâu
Thực tế đã cho thấy, khả năng thụ thai của người phụ nữ ở tuổi 40 chỉ bằng một nửa khả năng thụ thai khi họ ở tuổi 20. Vì vậy, nếu bạn muốn kế hoạch để tìm hiểu kỹ lưỡng và có kinh tế vững vàng trước khi sinh em bé là cần thiết nhưng cũng cần phải chú ý đến tuổi tác của người phụ nữ khi muốn mang thai.
Đi khám khi có dấu hiệu bất thường
Một lưu ý quan trọng khi muốn sinh em bé là không phải lúc nào vấn đề cũng nằm ở phía người vợ. Nếu gặp khó khăn trong việc có em bé thì không chỉ người vợ mà cả người chồng đều nên đi kiểm tra để tìm ra nguyên nhân. Đối với người vợ, các dấu hiệu có thể nhận biết dễ dàng hơn nam giới như chu kỳ kinh nguyệt dài hoặc không đều. Những dấu hiệu này cho thấy có thể người vợ mắc bệnh hoặc có vấn đề về sức khỏe.
Cần am hiểu về chu kỳ của bản thân
Trong chu kỳ của người phụ nữ, từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 17 là khoảng thời gian trứng có thể rụng. Nếu bạn muốn có em bé thì đây là khoảng thời gian thuận lợi cho bạn. Và một điều mà bạn cần lưu ý khi muốn sinh em bé là trứng chỉ có thể tồn tại trong cơ thể người phụ nữ khoảng 24 giờ còn tinh trùng có thể sống trong cơ thể người phụ nữ từ 4 đến 5 ngày.