Phụ Nữ Sức Khỏe

Bất ngờ với những tác dụng của hoa đậu biếc

Các món ăn với màu sắc xanh tím bắt mắt từ hoa đậu biếc đã quá quen thuộc với mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết tác dụng của hoa đậu biếc.

Đậu biếc (đậu hoa tím, bông biếc) là một loài cây leo, thân thảo, thường được trồng làm hàng rào hoặc thành giàn hoa. Hoa đậu biếc có màu xanh tím, xanh lam đậm hoặc màu trắng, nhưng phổ biến nhất là màu xanh tím.

tac dung cua hoa dau biec
Đậu biếc (đậu hoa tím, bông biếc) là một loài cây leo, thân thảo, thường được trồng làm hàng rào hoặc thành giàn hoa - Ảnh minh họa: Internet

Có thể sử dụng hoa đậu biếc tươi hay hoa đậu biếc khô. Khi ngâm hoa đậu biếc trong nước khoảng 5 phút sẽ được một loại nước có màu xanh biếc, không mùi vị. Tuy nhiên, trong khi hoa đậu biếc khô thường được dùng để pha trà thì công dụng của hoa đậu biếc tươi thường là để nấu xôi.

tac dung cua hoa dau biec 1
Trong khi hoa đậu biếc khô thường được dùng để pha trà thì công dụng của hoa đậu biếc tươi thường là để nấu xôi - Ảnh minh họa: Internet

Theo các tài liệu y học Cổ truyền, hoa đậu biếc không có tên trong danh sách các loại dược liệu. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy các hợp chất chứa nhiều hợp chất hóa học hữu cơ, đáng chú ý là: Anthocyanin (một loại flavonoid) tạo nên màu xanh rực rỡ của hoa và cliotide mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

tac dung cua hoa dau biec 2
Hoa đậu biếc mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet

Đây cũng là lý do vì sao nhiều người tìm mua và sử dụng hoa đậu biếc như một thực phẩm quen thuộc hàng ngày. Dưới đây là những tác dụng của hoa đậu biếc.

Tác dụng của hoa đậu biếc

Tác dụng của hoa đậu biếc trong làm đẹp

Hoa đậu biếc giúp đẹp da, đẹp tóc, chống lão hóa

Thời gian gần đây, giới trẻ thường sử dụng các món ăn, thức uống từ hoa đậu biếc: Trà hoa đậu biếc, trà sữa hoa đậu biếc, xôi hoa đậu biếc,... Không chỉ có màu sắc bắt mắt, những món ăn, thức uống từ hoa đậu biếc còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

tac dung cua hoa dau biec 3
Uống trà hoa đậu biếc giúp tóc chắc khỏe - Ảnh minh họa: Internet

Trà hoa đậu biếc có nguồn gốc từ Thái Lan, sau đó được phổ biến rộng rãi sang Đài Loan, Hồng Kông, Việt Nam. Trà hoa đậu biếc được chế biến như sau: Lọc xác hoa lấy phần nước. Sau đó, cho nước hoa đậu biếc vào hỗn hợp đường (mật ong), đá hoặc sinh tố, cocktail, thêm một chút hương vani để có được thức uống vừa đẹp mắt, vừa thơm ngon lại tốt cho sức khỏe. Trà hoa đậu biếc giàu chất chống oxy hóa, ngăn chặn tác hại do các gốc tự do gây ra.

tac dung cua hoa dau biec 4
Trà hoa đậu biếc giàu chất chống oxy hóa, ngăn chặn tác hại do các gốc tự do gây ra, giúp bạn có làn da tươi sáng - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, các hoạt chất trong hoa đậu biếc có tác dụng cải thiện sức khỏe tế bào. Chúng cũng giúp quá trình lưu thông máu tốt hơn, nuôi dưỡng cơ thể và làm chậm quá trình lão hóa. Thường xuyên dùng trà hoa đậu biếc giúp ngăn ngừa rụng tóc rất hiệu quả.

Hoa đậu biếc giảm cân

tac dung cua hoa dau biec 5
Uống một ít trà hoa đậu biếc mỗi ngày để thanh lọc cơ thể và giảm cân hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Tác dụng của trà hoa đậu biếc còn được biết đến là giảm cân. Thành phần anthocyanin dồi dào trong hoa đậu biếc có thể ức chế phản ứng peroxy hóa lipid, ngăn cản sự tích tụ chất béo trong nội tạng nên giúp bạn giảm cân hiệu quả và giữ vóc dáng được thon thả. Mỗi ngày, bạn có thể uống một ít trà hoa đậu biếc để thanh lọc cơ thể và nhận được lợi ích tuyệt vời này.

Tác dụng của hoa đậu biếc trong chữa bệnh

Hoa đậu biếc trị tiểu đường

tac dung cua hoa dau biec 6
Hoa đậu biếc với các thành phần tự nhiên, thanh nhiệt, giải độc, có tác dụng làm tăng tiết insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu - Ảnh minh họa: Internet

Xung quanh các lợi ích sức khỏe mà loại hoa này mang lại thì câu hỏi hoa đậu biếc trị bệnh gì luôn được nhiều người quan tâm. Hoa đậu biếc với các thành phần tự nhiên, thanh nhiệt, giải độc, có tác dụng làm tăng tiết insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Từ đó, uống trà hoa đậu biếc hàng ngày giúp làm giảm một phần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Hoa đậu biếc tăng cường miễn dịch, kháng khuẩn

Hoạt chất anthocyanin trong hoa đậu biếc giúp loài hoa này có màu xanh tuyệt đẹp. Đây cũng là chất có tác dụng bảo vệ DNA và lipid peroxidation khỏi tổn thương. Đồng thời, nó kích thích tăng sản xuất cytokine để tăng miễn dịch cho cơ thể.

tac dung cua hoa dau biec 7
Hoạt chất anthocyanin trong hoa đậu biếc có tác dụng bảo vệ DNA và lipid peroxidation khỏi tổn thương - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, các nghiên cứu sơ bộ cho thấy thành phần cliotide trong hoa đậu biếc có khả năng kháng khuẩn invitro, chống lại khuẩn E. coli, K. pneumoniae và P. aeruginosa, giúp cơ thể thoát khỏi một số bệnh thường gặp.

Hoa đậu biếc tốt cho tim mạch

tac dung cua hoa dau biec 8
Nhiều nghiên cứu cho thấy hoa đậu biếc giúp bảo vệ thành mạch vành, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giảm thuyên tắc máu, giảm huyết áp,... - Ảnh minh họa: Internet

Không chỉ tốt cho bệnh tiểu đường, hoa đậu biếc còn mang đến nhiều lợi ích cho hệ tim mạch của bạn. Nhiều nghiên cứu cho thấy hoa đậu biếc giúp bảo vệ thành mạch vành, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giảm thuyên tắc máu, giảm huyết áp,... Từ đó, hoa đậu biếc đã cải thiện đáng kể nguy cơ tử vong.

Hoa đậu biếc ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư

tac dung cua hoa dau biec 9
Các hoạt chất trong hoa đậu biếc còn giúp ổn định di thể trong nhân tế bào, bảo vệ màng tế bào, tăng cường khả năng nhận diện ung thư của bạch cầu và thực bào - Ảnh minh họa: Internet

Nhờ chứa giàu các chất chống oxy hóa, uống trà hoa đậu biếc thường xuyên giúp giảm tối đa sự hình thành các gốc tự do cũng như ngăn chặn các tác hại do chúng gây ra. Bên cạnh đó, các hoạt chất trong hoa đậu biếc còn giúp ổn định di thể trong nhân tế bào, bảo vệ màng tế bào, tăng cường khả năng nhận diện ung thư của bạch cầu và thực bào. Từ đó, hạn chế được sự phát triển tế bào ung thư và bảo vệ bệnh nhân trong quá trình xạ trị.

tac dung cua hoa dau biec 10
Thường xuyên uống trà hoa đậu biếc để ngăn ngừa ung thư - Ảnh minh họa: Internet

Các nghiên cứu tại phòng thí nghiệm cho thấy chất cliotide của hoa đậu biếc đã thể hiện khả năng ức chế tế bào ung thư một cách đầy ấn tượng.

Hoa đậu biếc cải thiện thị lực

tac dung cua hoa dau biec 11
Nhờ tác dụng tăng cường máu đến các cơ quan đã giúp dòng chảy của máu qua các mao mạch của mắt được tốt hơn, giúp thị lực được cải thiện - Ảnh minh họa: Internet

Hoa đậu biếc còn có tác dụng cải thiện thị lực. Nhờ tác dụng tăng cường máu đến các cơ quan đã giúp dòng chảy của máu qua các mao mạch của mắt được tốt hơn, giúp thị lực được cải thiện. Ngoài ra, sử dụng các thực phẩm từ hoa đậu biếc thường xuyên cũng giúp mắt tránh được những tổn thương do các gốc tự do tác động lên mắt gây ra đục thủy tinh thể.

Hoa đậu biếc tăng cường sức khỏe, bớt mệt mỏi, giảm căng thẳng

tac dung cua hoa dau biec 12
Trà hoa đậu biếc giúp giảm bớt sự mệt mỏi, căng thẳng - Ảnh minh họa: Internet

Trà hoa đậu biếc ngoài tác dụng thanh nhiệt giải độc còn giúp giảm bớt sự mệt mỏi, căng thẳng. Sau những giờ làm việc mệt nhoài, uống một tách trà hoa đậu biếc nóng ấm, bạn sẽ có cảm giác khoan khoái, dễ chịu hơn.

Hoa đậu biếc có tốt cho bà bầu?

Dù mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên hoa đậu biếc có tốt cho bà bầu hay không là vấn đề nhiều người quan tâm.

tac dung cua hoa dau biec 13
Phụ nữ có thai không nên sử dụng hoa đậu biếc để tránh những tác hại xấu đến sức khỏe của mẹ và bé - Ảnh minh họa: Internet

Theo các nghiên cứu, khi xác định độc tính của anthocyanin trong hoa đậu biếc, người ta nhận thấy anthocyanin không có tác dụng bất lợi nào khi người lớn uống đến 640 milligam mỗi ngày. Do đó, mỗi ngày, người trưởng thành chỉ nên uống khoảng 5-10 bông đậu biếc, tương đương với 1-2 gam hoa khô).

tac dung cua hoa dau biec 14
Không nên uống trà hay sử dụng các sản phẩm từ hoa đậu biếc khi đang hành kinh, chuẩn bị phẫu thuật, dùng thuốc chống đông máu - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, do thành phần anthocyanin có tác dụng ức chế sự kết tụ tiểu cầu, tăng lưu thông máu, thúc đẩy sự co bóp tử cung nên lưu ý cẩn thận, hạn chế dùng khi mang thai. 

Như vậy, phụ nữ có thai không nên sử dụng hoa đậu biếc để tránh những tác hại xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Ngoài ra, các trường hợp trong thời kỳ kinh nguyệt, chuẩn bị phẫu thuật, dùng thuốc chống đông máu,... cũng không nên dùng hoa đậu biếc để đảm bảo sức khỏe.

Hồng Lê (T.H)

Tin liên quan

Vì sao ăn nhanh nuốt vội là thủ phạm khiến bạn mãi không giảm béo nổi?

Việc bạn ăn quá nhanh có thể là nguyên chính khiến bạn tăng cân mất kiểm soát.

Quả chùm ruột: Ăn chơi mà hoá ra bổ thật

Quả chùm ruột đối với sức khỏe rất tốt, nó có thể giúp giải nhiệt, bổ gan, bổ máu, khiến...

Tất tần tật các tác dụng của bột sắn dây, bạn chỉ ước biết sớm hơn

Không chỉ là thực phẩm quen thuộc của chị em nội trợ, bột sắn dây còn mang đến nhiều lợi...

Tác hại của nước mía nếu không sử dụng đúng cách

Dù là thức uống giải khát, thanh nhiệt quen thuộc phổ biến của người Việt nhưng nước mía cũng gây...

Gạo lứt rang ngừa nhiều bệnh mà rất dễ làm

Gạo lứt rang và các món chế biến từ gạo lứt rang rất dễ làm và bổ dưỡng, có thể...

Lợi ích làm đẹp cho làn da của dâu tây

Dưới đây là một số lợi ích kỳ diệu mà quả dâu tây mang lại, trong việc chăm sóc làn...

Ba thực phẩm giúp phái mạnh phát triển cơ bắp

Ăn chuối, ức gà và chế phẩm từ đậu nành cung cấp protein, vitamin có lợi cho xương, hệ tiêu...

Tin mới nhất

Cách chế biến canh củ sen hầm sườn non thơm ngon đãi cả nhà

6 giờ trước

Các món ăn từ bí đỏ vừa ngon lại dễ làm, ai cũng thích

6 giờ trước

Lợi ích không ngờ khi bạn uống 1 - 2 ly nước chanh mỗi ngày

12 giờ trước

Chiên xong đừng vội ăn ngay, làm thêm bước này món cá ngon gấp 10 lần

1 ngày 7 giờ trước

Cách làm tai heo ngâm chua ngọt ăn là ghiền

1 ngày 7 giờ trước

Được mệnh danh là 'thuốc quý trị bệnh phụ nữ', phòng được cả đột quỵ: Loại cỏ mọc khắp Việt...

1 ngày 12 giờ trước

Loại củ được người Hàn, Nhật coi là 'báu vật' vì bổ như nhân sâm, ở Việt Nam lăn lóc,...

1 ngày 12 giờ trước

Làm bánh cookies dừa giòn tan thơm phức siêu dễ bằng nồi chiên không dầu

1 ngày 12 giờ trước

Cách làm cơm gà Hội An nhanh, dễ lại ngon vô cùng

2 ngày 2 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình