Nhiều người có thói quen nặn mụn ngay khi thấy chúng xuất hiện trên da mặt. Tuy nhiên, thói quen này sẽ khiến bạn "rước họa vào thân" nếu đụng chạm vào những loại mụn sau. Việc nặn chúng còn có thể gây ra những tác hại nguy hiểm đến tính mạng nữa đấy. Do đó, hãy cùng điểm tên danh sách những loại mụn tuyệt đối không được nặn sau đây để tránh ngay bạn nhé.
Nguyên nhân gây ra những loại mụn này là gì?
Chế độ dinh dưỡng: Một chế độ ăn quá nhiều đường, đồ cay nóng, sữa hoặc dầu mỡ là tác nhân khiến dầu nhờn gia tăng và gây mụn. Ăn ít các thực phẩm như rau xanh, trái cây cũng khiến mụn mọc nhiều hơn.
Chạm tay lên mặt: Thói quen này sẽ kéo theo bụi bẩn và vi khuẩn bên ngoài môi trường xâm nhập vào da và gây bít tắc lỗ chân lông.
Cạo râu, nặn mụn làm xước da: Những thói quen này có thể khiến da bị tổn thương, xước và chảy máu. Chúng cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn xâm nhập vào da, gây viêm và xuất hiện mụn đầu đinh.
Tác hại khi nặn và cách xử lý từng loại mụn:
Mụn đinh râu: Mụn đinh râu là loại mụn rất độc, tùy tiện nặn có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống tĩnh mạch, gây nhiễm trùng máu. Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng do loại mụn này có thể gây tử vong. Do vậy, khi gặp mụn đinh râu thì bạn hãy vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài nốt mụn bằng cồn y tế, sau đó tìm đến sự hỗ trợ của các bác sĩ và tuyệt đối không được tự ý nặn.
Mụn thịt: Mụn thịt là các nang chứa keratin, lành tính và xuất hiện theo đám. Việc tự "cố gắng" loại bỏ chúng bằng cách nặn sẽ không có tác dụng. Hơn nữa, thói quen này còn gây hại đến da mặt và có thể khiến chúng lan rộng hơn. Khi thấy loại mụn này bắt đầu xuất hiện, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra chúng và đến các cơ sở y tế để được tư vấn điều trị đúng cách.
Mụn ở khóe mắt: Mụn mọc ở khóe mắt là vị trí có các huyệt đạo quan trọng. Việc xử lí không đúng cách có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu tác động phải những huyệt đạo này. Khi gặp mụn ở mặt, bạn hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để xác định loại mụn và nhờ sự can thiệp của các bác sĩ thay vì nặn nhé.
Mụn đầu đen: Tự nặn mụn đầu đen sẽ gây tổn thương cấu trúc da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Nặn ngay khi mụn vừa xuất hiện còn làm sót lại một phần mụn sâu trong nang lông. Để trị mụn đầu đen đúng cách, bạn hãy đợi khi mụn chín và dùng các phương pháp tự nhiên như lòng trắng trứng để loại bỏ.
Mụn ở chóp mũi, môi: Những loại mụn này thực chất không quá nguy hiểm, tuy nhiên, chúng lại mọc ở những vị trí có huyệt đạo quan trọng và có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Ở những vị trí này, bạn nên thận trọng khi xử lí mụn. Trước tiên, hãy chú ý sát trùng vị trí nốt mụn cẩn thận. Sau đó, bạn có thể chờ chúng tự vỡ và sát trùng kĩ lưỡng theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Cách phòng tránh bị mụn:
Vệ sinh da mặt đúng cách: rửa mặt thường xuyên và đúng cách sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu nhờn dư thừa gây ra mụn. Tuy nhiên, rửa bằng nước không thôi sẽ không đủ để làm sạch da mặt. Bạn nên lựa chọn các sản phẩm sữa rửa mặt phù hợp với loại da.
Tẩy da chết thường xuyên: sẽ giúp loại bỏ tế bào da chết gây bít tắc lỗ chân lông.
Không tự ý nặn mụn: dù bạn có gặp phải loại mụn nào đi chăng nữa thì thói quen tự tiện nặn chúng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe. Nặn mụn bằng tay còn có thể gây nhiễm trùng và khiến tình trạng mụn nghiêm trọng hơn.
Sát trùng kĩ các dụng cụ: tiếp xúc với da mặt như dao cạo, nhíp, đồ dùng trang điểm... bởi những dụng cụ này nếu không được sát trùng kĩ sẽ dễ gây viêm da và xuất hiện mụn đầu đinh.
Tăng cường các thực phẩm ngừa mụn: thay vì chờ mụn xuất hiện rồi mới cuống cuồng đi tìm cách chữa thì bạn cũng nên tìm cách ngăn ngừa chúng. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ và nhiều nước sẽ giúp hạn chế tình trạng mụn tối đa.