Phụ Nữ Sức Khỏe

Những dấu hiệu vùng mặt, cổ cảnh báo bệnh ung thư nguy hiểm

Ung thư tuyến nước bọt xuất hiện ở mọi lứa tuổi, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Trên thực tế, nhiều người bệnh chủ quan không điều trị đến khi khối u ác tính to lên mới đi khám nhưng đã muộn.

Hiếm gặp nhưng lại cực kỳ nguy hiểm

Tuyến nước bọt là nơi để tạo ra nước bọt, tiết nước bọt, giúp tiêu thụ thức ăn bằng cách nhai và nuốt, làm sạch vùng miệng. 

Theo BS Đinh Hữu Tâm, khoa Giải phẫu bệnh (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), khối u tuyến nước bọt là loại hiếm gặp, có ở trong tuyến nước bọt tại khoang miệng, chiếm ít hơn 10% của tất cả các khối u đầu và cổ.  

Ung thư tuyến nước bọt chiếm từ 3-6% các loại ung thư đầu cổ; gồm ung thư các tuyến nước bọt chính (tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi) và ung thư tuyến nước bọt phụ. Ung thư tuyến mang tai là loại hay gặp nhất.

Bác sĩ Tâm cho hay bệnh này xuất hiện ở mọi lứa tuổi và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Trên thực tế, nhiều người bệnh chủ quan không điều trị đến khi khối u to lên mới đi khám thì đã muộn.

Mới đây, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội tiếp nhận, điều trị trường hợp nữ bệnh nhân ung thư tuyến nước bọt dưới hàm giai đoạn 4, tiên lượng sau mổ không khả quan do đến viện quá muộn. 

Khối ung thư tuyến nước bọt dưới hàm của nữ bệnh nhân đã xâm lấn rất rộng. Ảnh: BVCC

Bệnh nhân nói bà biết mình có khối u vùng dưới hàm phải 10 năm nay. Khối u to dần lên âm thầm, vì không thấy khó chịu hay đau đớn nên bà không khám. 

Đến khi thấy u to lên nhanh, lại có dấu hiệu không di động thì bà mới đi viện và bất ngờ biết bị ung thư giai đoạn cuối. Nữ bệnh nhân phải phẫu thuật cắt rộng u, tạo hình lại vùng dưới hàm do u xâm lấn rộng ra da và xạ trị sau mổ. 

Nhận biết ung thư tuyến nước bọt 

Kết quả nghiên cứu của nhóm 4 bác sĩ Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện K công bố mới đây cho thấy, trong 66 bệnh nhân ung thư tuyến nước bọt chính điều trị ở Bệnh viện K tham gia khảo sát, có bệnh nhân chỉ mới 16 tuổi. 

Họ vào viện chủ yếu do phát hiện u tại tuyến nước bọt chính. Trong đó, gần 80% bệnh nhân phát hiện u tại tuyến mang tai; gần 17% phát hiện u tuyến dưới hàm; số còn lại vào viện do liệt dây VII, hạch cổ. Có những trường hợp phát hiện bệnh qua việc khám sức khỏe định kỳ. 

BS Tâm cho hay phần lớn ung thư tuyến nước bọt phát sinh từ tuyến nước bọt mang tai và dưới hàm, biểu hiện bằng khối sưng phồng trong tuyến nước bọt.  

Nếu bị ung thư tuyến mang tai, bệnh nhân thường đau nhức vùng trước hay trong tai; đau khi nhai, há miệng ngáp; mất cảm giác hoặc khó mở hàm, há miệng. Các triệu chứng nghi ngờ như u phát triển nhanh, liệt thần kinh mặt, u di động kém, hạch bạch huyết sưng to.

Nếu mắc ung thư tuyến nước bọt dưới hàm như nữ bệnh nhân trên đây, người bệnh thường có biểu hiện một khối ở trước cổ không đau, nếu đau thường là tổn thương viêm. Các dấu hiệu ít phổ biến hơn như: ít di động, xâm lấn da, liệt thần kinh mặt, hạch sưng to.

Bệnh nhân bị ung thư tuyến nước bọt dưới lưỡi thường biểu hiện bằng một khối ở sàn miệng.  

Một số các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư tuyến nước bọt cũng có thể do khối u lành tính ở tuyến này (không phải ung thư) hoặc do các nguyên nhân khác. Tuy nhiên, nếu phát hiện các dấu hiệu sau, người bệnh cần phải đi khám chuyên khoa ung bướu:

- Có cục hoặc sưng trong miệng, má, hàm hoặc cổ

- Đau ở miệng, má, hàm, tai hoặc cổ mà không đỡ

- Có khác biệt giữa kích thước và/hoặc hình dạng của bên trái và bên phải của khuôn mặt hoặc cổ trước khi có khối u

- Tê ở một phần khuôn mặt; Có yếu các cơ một bên mặt

- Khó mở miệng rộng hơn, khó nuốt

- Có dịch bất thường chảy ra từ tai

Theo Võ Thu/VietNamNet

Tin liên quan

Sáng 20/8: Bệnh nhân COVID-19 nặng tăng, theo dõi biến thể, biến chủng ở các trường hợp nặng và tử...

Xu hướng gia tăng ca mắc COVID-19 trở lại ở nước ta đã rõ ràng, theo đó ca nặng cũng...

Để đèn khi ngủ vào ban đêm có thể là thủ phạm gây ra 2 bệnh đe dọa tính mạng...

Một nghiên cứu mới cho thấy rằng tất cả ánh sáng mà bạn tiếp xúc vào ban đêm khi ngủ...

23-25% bệnh nhân nặng và tử vong ở các BV tuyến đầu chưa tiêm vaccine COVID-19

Hiện các trường hợp mắc COVID-19 nặng và tử vong chưa tiêm vaccine chiếm tỷ lệ 23-25% ở các tuyến;...

Nghiên cứu mới: Phát hiện ra 'điểm yếu' trên các biến thể COVID-19

Các nhà nghiên cứu tại Đại học British Columbia đã phát hiện ra một lỗ hổng chính trên tất cả...

Thứ trưởng Bộ Y tế: Bệnh nhân Covid-19 nặng tăng nhanh rõ rệt

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ngày 19/8 nhận định từ đầu tháng 8 đến nay, bệnh nhân...

Dùng thuốc đông y chữa cơ xương khớp, người phụ nữ bỗng tăng cân, ria mép mọc nhiều bất thường

Sau thời gian uống thuốc đông y trị xương khớp, người phụ nữ 51 tuổi thấy mặt to tròn, ria...

Tại sao không cần dùng kháng sinh khi trẻ bị cảm lạnh?

Khi trẻ bị cảm, nhiều bậc phụ huynh vội cho trẻ dùng thuốc kháng sinh. Nhưng trên thực tế, thuốc...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

18 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

18 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 8 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 9 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 9 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 13 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 13 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 17 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình