Nội dung bài viết
Vô sinh là bất thường về sức khoẻ sinh sản ở nam và nữ giới khi không có khả năng thụ tinh và mang thai. Tình trạng này thường gặp ở cả nam và nữ trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, khi bước vào tuổi dậy thì cũng có thể nhận biết sớm triệu chứng của căn bệnh này nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở cơ quan sinh dục.
Ở giai đoạn tuổi dậy thì, dưới tác dụng sinh lý của hormone cơ thể trẻ sẽ diễn ra hàng loạt thay đổi về hình dáng, cơ quan sinh dục, tâm lý phân biệt rõ giới tính nam/nữ và bắt đầu có khả năng tình dục, khả năng sinh sản.
Dấu hiệu bị vô sinh ở tuổi dậy thì nữ giới
Các bạn nữ có thể nhận biết mình có bị vô sinh hay không khi có những dấu hiệu sau đây:
Chu kỳ kinh nguyệt không đều
Dấu hiệu vô sinh ở tuổi dậy thì phổ biến ở nữ giới là rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Để nhận biết sức khoẻ sinh sản của người phụ nữ có tốt hay không là nhìn vào chu kỳ kinh nguyệt.
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường kéo dài từ 35 – 45 ngày. Tuy nhiên các dấu hiệu kinh nguyệt cảnh báo vô sinh như chu kỳ kinh nguyệt thay đổi liên tục, quá ngắn (dưới 21 ngày) hoặc quá dài (45 ngày), thời gian hành kinh ít hơn 2 ngày hoặc kéo dài hơn 7 ngày, máu kinh có màu đen sẫm, vón cục, đông đặc và có mùi hôi…thì đây là dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt.
Dấu hiệu kinh nguyệt cảnh báo vô sinh có thể là do buồng trứng, tử cung của nữ giới có bất thường, xuất hiện u xơ tử cung, đa nang, u nang buồng trứng…
Xuất hiện các triệu chứng đau
Những dấu hiệu vô sinh ở phụ nữ bao gồm xuất hiện các triệu chứng đau, ví dụ như:
- Khi đến kì kinh nguyệt thì có biểu hiện bị chuột rút thường xuyên
- Khi quan hệ tình dục thường xuyên cảm thấy đau ở cơ quan sinh dục (trừ lần quan hệ tình dục đầu tiên), có thể là biểu hiện của việc có khối u xơ ở cơ quan sinh dục.
- Đau vùng xương chậu: Đây có thể là biểu hiện của một số bệnh u xơ, dị dạng tử cung bẩm sinh, viêm vùng chậu hoặc tử cung bị hư hỏng.
- Đau và phình nhỏ ở bụng dưới; Đau khi đi tiểu tiện...
Dấu hiệu vô kinh
Vô kinh là dấu hiệu bị vô sinh hàng đầu ở nữ giới. Thông thường phụ nữ trên 18 tuổi mà chưa có kinh nguyệt hoặc đã có nhưng bị tắc trong thời gian dài, quá 6 tháng liên tiếp được xem là vô kinh.
Nguyên nhân dẫn đến vô kinh có rất nhiều như dị tật bẩm sinh đường sinh dục, không rụng trứng, suy buồng trứng hoặc rối loạn tuyến yên. Người phụ nữ bị vô kinh thì không thể có thai do trứng không rụng thì không thể thụ thai.
Ra khí hư bất thường
Khí hư sinh lý bình thường ở nữ giới có màu trắng như lòng trắng trứng gà, không mùi. Tuy nhiên nếu khí hư có màu trắng đục, vàng, xanh, lẫn máu… có mùi hôi thì rất có thể bạn đã bị viêm nhiễm phụ khoa, nếu để lâu ngày không điều trị sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ sinh sản, dẫn đến vô sinh – hiếm muộn.
Dấu hiệu vô sinh ở tuổi dậy thì nam giới
Không chỉ có các bạn nữ mới có dấu hiệu vô sinh ở tuổi dậy thì mà ngay cả với nam giới cũng có những biểu hiện bất thường cảnh báo cho tình trạng sức khoẻ sinh sản của mình.
Sưng đau và ngứa bộ phận sinh dục
Các bạn nam khi đến tuổi dậy thì mà bị sưng và ngứa rát ở bộ phận sinh dục, kèm theo viêm loét, rỉ mủ, có mùi hôi… thì là dấu hiệu của các bệnh viêm nhiễm nam khoa, có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản sau này.
Bất thường về tiểu tiện
Bí tiểu, són tiểu, tiểu ngắt quãng, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đau và tiểu ra mủ, tiểu ra máu, tiểu nhiều lần… là những dấu hiệu cảnh báo nam giới đang mắc các bệnh lý về đường tiểu, bệnh tuyến tiền liệt… Đây là những bệnh lý có thể gây vô sinh – hiếm muộn nếu không được điều trị hiệu quả.
Rối loạn chức năng sinh lý
Rối loạn xuất tinh khi nam giới thường xuyên bị xuất tinh sớm, mộng tinh… trong thời gian dài.
Rối loạn cương dương: Khi thủ dâm hoặc quan hệ tình dục mà dương vật không thể cương cứng hoặc có cương nhưng không cứng, cương cứng trong thời gian ngắn dưới 3 phút.
Hai chứng bệnh này đều có thể là những dấu hiệu vô sinh, hiếm muộn mà bạn nam cần hết sức chú ý.
Đối với các bạn nam giới mắc bệnh đậu mùa hoặc quai bị nếu không chữa trị kịp thời ngay thời điểm đó thì khả năng vô sinh là rất cao do những biến chứng như viêm tinh hoàn, teo tinh hoàn…
Bên cạnh những dấu hiệu bất thường ở cơ quan sinh dục, còn có một số biểu hiện khác như: Bị rụng tóc, tăng cân quá nhanh; Thiếu ham muốn trong quan hệ tình dục hoặc thường xuyên bị stress, áp lực.
Cách phòng tránh vô sinh khi bước vào tuổi dậy thì
Khi mới bước vào tuổi dậy thì sẽ có những thay đổi về sinh lý ở cả nam và nữ, vì vậy các bạn trẻ cần trang bị cho mình những kiến thức và phương pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá...
Tập luyện thể dục đều đặn, vừa tăng cường sức khoẻ vừa tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
Việc quan hệ tình dục quá sớm cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản. Quan hệ tình dục không an toàn sẽ dẫn đến các hệ luỵ như mang thai ngoài ý muốn, dễ sảy thai, sinh non, ảnh hưởng đến học tập và cuộc sống...Vì vậy, không nên quan hệ khi chưa đến tuổi trưởng thành hoặc nếu quan hệ phải thực hiện tình dục an toàn (sử dụng bao cao su,...) để phòng ngừa có thai ngoài ý muốn và các bệnh lây qua đường tình dục như HIV/AIDS.
Hằng ngày vệ sinh thân thể và bộ phận sinh dục đúng cách. Đối với các bạn nữ khi đến kỳ kinh nguyệt phải lưu ý giữ vệ sinh sạch sẽ, thay băng vệ sinh mỗi 4 – 6 tháng tránh bị viêm nhiễm phụ khoa.
Cũng cần hạn chế sử dụng điện thoại di động, máy tính vì các bức xạ của các thiết bị này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng sản xuất tinh trùng ở nam giới.
Bệnh vô sinh, hiếm muộn để lại nhiều hệ luỵ khôn lường không chỉ cho người bệnh, gia đình mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Khi có những dấu hiệu vô sinh ở tuổi dậy thì nên đến các cơ sở khám chữa bệnh để được kiểm tra, tư vấn và có phương pháp chữa trị hiệu quả để bảo vệ sức khoẻ sinh sản của mình.