Phụ Nữ Sức Khỏe

Những dấu hiệu tưởng nguy hiểm nhưng thật ra là bình thường khi mang thai, mẹ bầu đừng lo lắng

Dưới đây là những thay đổi tưởng nguy hiểm nhưng thật ra là bình thường của cơ thể trong thai kỳ, mẹ bầu không nên quá lo lắng.

Những thay đổi bình thường của cơ thể mẹ khi mang thai
Mẹ bầu không nên quá lo lắng khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu này. Ảnh minh họa: Internet

Cơ thể phụ nữ mang thai có rất nhiều thay đổi và đa số đều là những biến đổi bình thường của cơ thể. Do đó, khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu như rạn da bụng, nách bẹn thâm đen, sạm da,…bạn không nên quá lo lắng. Thật ra chúng đều là những biểu hiện bình thường khi mang thai.

Thường xuyên đi vệ sinh

Khi mang thai, cơ thể tạo ra hormone HCG khiến mẹ bầu thường xuyên mắc tiểu. Tình trạng này có thể kéo dài suốt 9 tháng của thai kỳ và kết thúc khi sản phụ sinh.

Nhũ hoa sẫm màu, đầu vú nổi nhiều vết sần

Nhiều mẹ bầu khi thấy cơ thể xuất hiện dấu hiệu này sẽ vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, đây là một biểu hiện bình thường. Sau khi sinh, mẹ chỉ cần cho con bú đều thì những vết này sẽ biến mất.

Sạm da

Những thay đổi bình thường của cơ thể mẹ khi mang thai
Mẹ bầu không nên quá lo lắng khi cơ thể xuất hiện sạm da vì nó không ảnh hưởng đến sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet

Khi mang thai, mẹ bầu có thể sẽ xuất hiện nhiều vết nám, đặc biệt là vùng quanh mặt. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do các hormone thai kỳ khiến da trở nên tối màu và sạm đen. Lúc này, mẹ bầu nên bảo vệ da thật tốt. Bạn có thể tự chế các mặt nạ dưỡng da tự nhiên và tránh tiếp xúc nhiều với ánh nắng gay gắt.

Cơ thể mọc nhiều lông

Nhiều vùng có nguy cơ mọc lông nhiều khi mang thai là lưng, cằm, trên môi,…Chúng khiến bà bầu cảm thấy khó chịu và thiếu tự tin. Hiện tượng này là do sự tác động của hormone giới tính khi mang thai gây ra. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lo lắng vì tình trạng này sẽ kết thúc sau khi sinh.

Rạn da

Đây là tình trạng mà hầu như bà mẹ nào cũng gặp phải khi mang thai. Hiện tượng này sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng lại gây mặc cảm và ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cho bà bầu. Rạn da sẽ mờ dần sau khi sinh. 

Để phòng ngừa rạn da khi mang thai mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp như dùng kem dưỡng da, kiểm soát cân nặng trong suốt thai kỳ và chú ý đến chế độ dinh dưỡng thật tốt.

Nách bẹn thâm đen

Tình trạng này là rất bình thường đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bạn không cần lo vì nó sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe và sau sinh khoảng 6 tháng cơ thể sẽ trở lại bình thường.

Nhi Nguyễn (T.H)

Tin liên quan

Nấm da đầu có lây không?

Chồng tôi mới bị nấm da đầu. Việc sinh hoạt chung cùng một nhà có thể bị lây bệnh không...

Phân biệt ho gà và ho do bệnh hô hấp

Cả tuần nay con tôi bị ho rũ rượi, mặt tím tái nhưng không có tiếng rít. Xin hỏi đây...

Bị nấm lang ben, dùng thuốc gì?

Tôi đang bị lang ben, đã thử áp dụng nhiều cách chữa dân gian nhưng không khỏi. Xin hỏi tôi...

Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu

Con tôi vừa khỏi bệnh thủy đậu. Xin hỏi căn bệnh này có để lại biến chứng lâu dài gì...

Làm sao để xóa vết bớt trên mặt trẻ?

Con gái tôi năm nay 2 tuổi, sinh ra có một vết bớt ở mặt. Gia đình tôi rất muốn...

Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ

Chàm sữa là chứng bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với triệu chứng điển hình bao...

Nguyên tắc 'sống còn' khi dị ứng thức ăn

Tôi có cơ địa nhạy cảm nên thường xuyên bị mẩn đỏ khi ăn hải sản. Xin hỏi nếu trường...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình