Phụ Nữ Sức Khỏe

Những dấu hiệu khỏi bệnh tay chân miệng và cách chăm sóc trẻ sau khi khỏi bệnh

Cha mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu này để biết con mình đã khỏi bệnh hay chưa, còn khả năng lây bệnh hay không để có chế độ chăm sóc phục hồi cho con một cách phù hợp và không cần cách ly con với cộng đồng.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm có khả năng để lại biến chứng nguy hiểm, đặc biệt chủng Enterovirus 71 (EV71) - chủng virus này có thể gây bệnh nặng hơn và làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi, suy hô hấp, suy tuần hoàn, phù phổi và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu như không được điều trị kịp thời.

Trong giai đoạn con trẻ mắc bệnh tay chân miệng, vấn đề được nhiều cha mẹ quan tâm đó là khi nào con khỏi bệnh và không còn khả năng lây lan ra ngoài cộng đồng.

1. Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng

Khi các triệu chứng biến mất thì điều này chứng tỏ trẻ đang dần khỏi bệnh tay chân miệng. Do vậy, trước khi đi vào dấu hiệu nhận biết khỏi bệnh, chúng ta tìm hiểu về các triệu chứng của bệnh lý này.

Các triệu chứng tay chân miệng bắt đầu phát triển từ 3 đến 6 ngày sau lần đầu tiên bị nhiễm trùng. Các triệu chứng bao gồm:

- Sốt

- Chán ăn

- Đau họng

- Đau đầu

- Cáu gắt

- Khó chịu

- Mụn nước đỏ trong miệng gây cảm giác đau đớn cho trẻ

- Chảy nước dãi

- Phát ban đỏ chủ yếu trên tay và lòng bàn chân nhưng cũng có thể xuất hiện trên mông.

Trong các triệu chứng, sốt và đau họng thường là những triệu chứng đầu tiên của bệnh tay chân miệng. Các mụn nước và phát ban đặc trưng xuất hiện sau đó. Phát ban thường trông giống như những đốm đỏ phẳng.

Mọc mụn nước trong miệng và phát ban ở tay, chân là triệu chứng đặc trưng của bệnh tay chân miệng (Ảnh: Internet)

2. Dấu hiệu khỏi bệnh tay chân miệng

Thông thường, trẻ bị tay chân miệng sẽ khỏi bệnh sau 7 - 10 ngày. Một số dấu hiệu chứng tỏ con bạn đang bước vào giai đoạn phục hồi và khỏi bệnh:

- Mụn nước khô, không mọc thêm và phát ban trên da biến mất

Triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng là xuất hiện các mụn nước trong miệng và phát ban thường ở lòng bàn tay và chân, các triệu chứng này sẽ xuất hiện 1 hoặc 2 ngày sau khi cơn sốt bắt đầu.

Với chế độ chăm sóc tốt, khoảng 3 - 5 ngày tiếp theo các mụn nước sẽ khô, không mọc thêm, trẻ không chảy nước dãi và phát ban dần biến mất, dấu hiệu này có thể cho thấy trẻ bị tay chân miệng đang bước vào giai đoạn hồi phục và khỏi bệnh. Tuy nhiên, thời gian này ở mỗi trẻ có thể khác nhau, tuỳ vào tình trạng sức khoẻ của từng người.

- Không còn sốt, đau họng

Trong thời gian bị tay chân miệng, trẻ thường bị sốt, đau họng, đau đầu và mệt mỏi. Các triệu chứng này có thể kéo dài từ 1 - 3 ngày đầu sau đó dần biến mất, lúc này trẻ sẽ chịu chơi hơn và chứng tỏ trẻ đang dần khỏi bệnh. Nếu trẻ sốt trên 3 ngày, cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để được điều trị phù hợp.

- Ăn ngon miệng

Trẻ bị tay chân miệng thường chán ăn do đau miệng vì mọc các mụn nước bên trong và đau họng. Khi trẻ ăn tốt, không cảm thấy khó chịu thì chứng tỏ thể trạng của trẻ đã khoẻ, các triệu chứng bệnh đang dần biến mất.

Khi các triệu chứng biến mất thì điều này chứng tỏ trẻ đang dần khỏi bệnh tay chân miệng (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, dù thấy các triệu chứng thuyên giản, cha mẹ không nên chủ quan mà vẫn cần theo dõi tình trạng sức khoẻ của con để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý, những người bị tay chân miệng thường dễ lây lan nhất trong tuần đầu tiên bị bệnh. Tuy nhiên, đôi khi mọi người vẫn có thể lây lan virrus cho người khác trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần sau khi các triệu chứng biến mất hoặc ngay cả khi họ không có triệu chứng nào. Nhưng khả năng lây nhiễm sau khi xuất hiện các triệu chứng khỏi bệnh thấp hơn.

Để đảm bảo an toàn và giảm thiểu nguy cơ lây lan ra cộng đồng, cha mẹ có thể cho trẻ nghỉ ngơi ở nhà khoảng 7-10 ngày. Khi các triệu chứng đã hết, cha mẹ có thể đưa trẻ đi chơi hoặc tham quan ở đâu đó nhưng nên đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với mọi người.

3. Chế độ chăm sóc cho trẻ sau khi khỏi bệnh tay chân miệng

Trong giai đoạn trẻ bị bệnh tay chân miệng, trẻ thường chán ăn, mệt mỏi, dễ thiếu hụt dinh dưỡng nên sau khi khỏi bệnh trẻ có thể chưa bình phục hoàn toàn. Do đó, cha mẹ nên chú ý chăm sóc trẻ sau khỏi bệnh với chế độ dinh dưỡng và lối sống phù hợp.

- Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sau khi khỏi bệnh tay chân miệng: Cha mẹ có thể bổ sung đa dạng nguồn thực phẩm cho con nhưng ưu tiên những món ăn con thích hoặc phù hợp với trẻ như trứng, sữa, trái cây, rau xanh, thịt gà, ... Nếu trẻ lười ăn, cha mẹ cố gắng chế biến theo sở thích của con và chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày, chẳng hạn cho con ăn 4 - 5 bữa/ngày.

Thông thường trẻ nhỏ sẽ thích bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn chiên rán, ... nhưng cũng không nên vì quan điểm con ăn được càng nhiều càng tốt mà cho trẻ ăn quá nhiều những loại thực phẩm này. Tốt hơn hết cha mẹ nên hạn chế nguồn dinh dưỡng không lành mạnh.

- Cho trẻ uống nhiều nước như nước lọc, các loại nước ép trái cây, ...

- Duy trì hoạt động thể chất phù hợp với trẻ, nên cho trẻ tập luyện thể dục nhẹ nhàng và vận động thường xuyên.

Có thể nói, khi các triệu chứng tay chân miệng thuyên giảm là lúc bệnh đang đến giai đoạn phục hồi và thời gian khỏi bệnh sẽ diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ, điều quan trọng là cha mẹ nên có biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cho trẻ.

Theo Vân Anh/Phụ Nữ Việt Nam

Tin liên quan

Phát hiện kháng thể có khả năng vô hiệu hóa hầu hết các biến thể COVID-19

Các kháng thể mới được phát hiện có thể trung hòa gần như tất cả các biến thể COVID-19 đã...

Đau ở 4 bộ phận này có thể là điềm báo ung thư, bác sĩ khuyến cáo không nên coi...

Bác sĩ khuyên khi cơ thể bị đau, điều đầu tiên chúng ta cần xem xét là có nguyên nhân...

Em bé 5 tháng tuổi nặng 11kg bị sốt xuất huyết nặng

Do bệnh nhi sốt xuất huyết có cân nặng vượt quá chuẩn thông thường nên điều dưỡng viên gặp khó...

Điểm danh 8 cặp thực phẩm kỵ nhau, không nên kết hợp khi ăn kẻo gây 'ngộ độc' cho cơ...

Dưới đây là những loại thực phẩm tuyệt đối không nên kết hợp cùng với nhau vì có thể gây...

3 bộ phận của cơ thể có biểu hiện "vàng vọt", đừng coi thường vì đây có thể là biểu...

Ngoài ra nếu cơ thể thường xuyên xuất hiện 4 triệu chứng thường xảy ra khi gan có vấn đề...

Trẻ sốt không rõ nguyên nhân, cha mẹ nên làm gì?

Sốt ở trẻ nhỏ rất thường gặp tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng biết cách xử lý. Vậy...

Ba dấu hiệu giúp người đàn ông sớm phát hiện mắc ung thư phổi

Người đàn ông 61 tuổi gần đây hay đau bụng, thỉnh thoảng ho, đi khám bất ngờ phát hiện ung...

Tin mới nhất

Nghe tiếng lục đục dưới bếp, con dâu trẻ vác gậy đi đánh trộm để rồi bật khóc nức nở...

26 phút trước

Đang đi đường thì gặp ăn xin, tôi thương tình ném cho đồng bạc lẻ nhưng lại thảng thốt khi...

26 phút trước

Được trao chục cây vàng trong ngày cưới, dâu trẻ tưởng nhà chồng 'béo bở' nhưng rồi ngỡ ngàng trước...

26 phút trước

Đưa cho mẹ đẻ 500 nghìn tiền vé xe, vợ 'lãnh' trọn cái tát của chồng và tấn bi kịch...

1 giờ trước

Muốn lấy chồng giàu để đổi đời, đêm tân hôn tôi bẽ bàng khi chồng yêu cầu làm một chuyện...

1 giờ trước

hồng tặng nhẫn kim cương giá trị khủng, vợ trẻ đang lâng lâng sung sướng thì 'điếng người với lời...

1 giờ trước

Biệt tích 3 năm mới về, chàng trai bật khóc khi mẹ chỉ vào nấm mồ đầu ngõ tiết lộ...

1 giờ trước

Đi công tác xa nhà cả tháng, nửa đêm bỏ qua 17 cuộc điện thoại của vợ, chồng 'lạnh sống...

2 giờ trước

Đám cưới với người vợ câm, đêm tân hôn, chú rể vỡ òa khi nghe vợ bập bẹ nói vẻn...

2 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình