Phụ Nữ Sức Khỏe

Nhiều ca sốt xuất huyết nặng, giai đoạn nguy hiểm nhất là khi nào?

Nhiều bệnh nhân mắc sốt xuất huyết hết sốt “tưởng khỏi”, không ngờ sau đó nhập viện vì biến chứng. Bác sĩ lưu ý các dấu hiệu bệnh trở nặng.

Nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết chủ quan gặp biến chứng

Tại BV Bạch Mai, bệnh nhân N.T.Đ (Phú Xuyên, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, da xung huyết, tiểu cầu hạ, cô đặc máu, suy đa tạng… Ngay lập tức, bệnh nhân được chuyển khoa Hồi sức tích cực điều trị. Được biết, trước đó bệnh nhân có sốt cao, đau mỏi người, có xét nghiệm sốt xuất huyết cho kết quả dương tính, điều trị tại nhà.

Đến ngày thứ 4 bệnh nhân hết sốt, cứ ngỡ khỏi bệnh, tuy nhiên sang ngày tiếp theo thấy xuất hiện chảy máu chân răng, đau bụng thượng vị nhiều. Tuy nhiên chỉ đến khi bệnh nhân thấy mệt lả, yếu dần, gia đình mới vội đưa đi cấp cứu..., chỉ số tiểu cầu lúc này hạ chỉ còn 5G/L.

Điều trị cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết

Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, trung bình một ngày có 10 - 20 bệnh nhân nặng có dấu hiệu cảnh báo phải nhập viện. Các bệnh nhân đều đến trong tình trạng tiểu cầu giảm nặng hoặc biểu hiện cô đặc máu, sốc, suy đa tạng,.. nhiều bệnh nhân tiểu cầu chỉ còn dưới 5G/L. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân có bệnh nền như bệnh gan, thận, tim, người già hoặc cơ địa phụ nữ có thai, trẻ em cần phải theo dõi điều trị sát sao.

Theo chuyên gia dịch tễ học, theo chu kỳ 5 năm miền Bắc sẽ xảy ra một vụ dịch sốt xuất huyết lớn và dự báo năm nay sẽ có dịch và trong tháng 11-12 tới sẽ là đỉnh điểm của sốt xuất huyết .

Lưu ý giai đoạn nguy hiểm trong sốt xuất huyết

PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo, trong 3 ngày đầu phát bệnh, người bệnh có biểu hiện sốt cao, đau đầu, đau mỏi người, nhức mắt. Tuy nhiên, đây không phải là giai đoạn nguy hiểm nhất và bệnh nhân tự điều trị tại nhà.

Sau giai đoạn khởi phát, tức là từ ngày thứ 4, bệnh nhân sẽ bước vào giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Lúc này, bệnh nhân đã hạ sốt nên rất dễ nhầm tưởng là bệnh đã khỏi. Nhưng thực tế lại đây mới là giai đoạn có thể dẫn đến những biến chứng nặng do virus đã làm suy yếu hệ miễn dịch, số lượng bạch cầu và tiểu cầu giảm đáng kể.

Biến chứng sốt xuất huyết thứ nhất là tình trạng tăng tính thấm thành mạch và cô đặc máu. Những trường hợp thoát mạch quá nhiều có thể sẽ dẫn tới dấu hiệu cảnh báo trước sốc như: mệt lả, đau tức vùng gan, buồn nôn, nôn, tràn dịch màng phổi, màng bụng, đau tức vùng gan, nề mi mắt, da căng và tay chân lạnh… Ở trẻ nhỏ có thể chỉ thấy triệu chứng li bì hoặc bứt rứt vật vã, tiểu ít, bỏ bú.

Biến chứng thứ hai là xuất huyết do giảm tiểu cầu. Bệnh nhân có thể chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, xuất huyết nội tạng…

“Nhiều bệnh nhân sốt nhưng không nghĩ mình mắc sốt xuất huyết, đến ngày thứ 4, thứ 5, lúc đó máu bị cô đặc và có biểu hiện tiểu cầu hạ quá thì mới đến viện. Lúc đó bệnh nhân phải truyền tiểu cầu hoặc dung dịch cao phân tử. Một số trường hợp nặng dẫn đến suy đa tạng, men gan tăng, suy gan, suy thận, suy đa tạng phải lọc máu”, BS. Cường thông tin.

Theo các bác sĩ, để chẩn đoán chính xác bệnh nhân sốt xuất huyết cũng như mức độ giảm tiểu cầu thì cần làm xét nghiệm máu. Ở người khỏe mạnh, số lượng tiểu cầu trung bình từ 150 - 450 G/L. Mức nguy hiểm khi tiểu cầu giảm dưới 50 G/L, mức nghiêm trọng là 10 - 20 G/L.

"Nếu người bệnh có biểu hiện xuất huyết chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết ngoài da, rong kinh-rong huyết (nữ giới), cũng như có hiện tượng cô đặc máu như chân tay lạnh, nôn mửa, đau bụng vùng gan, tụt huyết áp, men gan tăng cao,… bệnh nhân cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, việc truyền tiểu cầu chỉ tiến hành khi nào xuống thấp dưới 5 G/L hoặc có biểu hiện chảy máu. ”, BS. Cường khuyến cáo.

Còn theo BS. Đinh Thế Tiến, Khoa Nội tổng hợp BV ĐK Đức Giang, "điều quan trọng nhất với bệnh nhân mắc sốt xuất huyết là phải nắm rõ các giai đoạn bệnh để chủ động phát hiện các dấu hiệu bất thường. Bệnh có 3 giai đoạn gồm giai đoạn sốt (3 ngày đầu), giai đoạn nguy hiểm (ngày thứ 4-7) và giai đoạn phục hồi.

Đồng thời, với sốt xuất huyết thì dùng hạ sốt, giảm đau, tránh dùng nhóm thuốc như aspirin, ibuprofen vì có thể gây chảy máu, không dùng kháng sinh, không tự ý truyền dịch như đạm, albumin, truyền máu hay dung dịch cao phân tử mà cần sự theo dõi chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa".

Theo Vũ Vũ/Giao Thông

Tin liên quan

Vì sao Adeno virus 'cũ rích' vẫn có thể gây thành dịch?

Theo ghi nhận, tỷ lệ trẻ nhiễm Adeno virus vẫn tiếp tục tăng, thậm chí nhiều trẻ thở máy, lọc...

Biến chủng phụ mới nhất của Omicron

Có nguồn gốc từ Omicron BA.5, BQ.1.1 cùng biến chủng gần với nó là BQ.1 đang chiếm khoảng 11% ca...

Sức khỏe bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ thứ 2 ở Việt Nam hiện ra sao?

Bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ thứ 2 ở Việt Nam đang được theo dõi, điều trị tại Bệnh...

Cúm gia cầm lây sang người, Bộ Nông nghiệp ra công điện khẩn

Bộ NN-PTNT vừa ra công điện khẩn gửi các địa phương tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các...

Bé gái 19 tháng tuổi ở Hà Nội bị bỏng nặng vì xịt thứ thường thấy trong nhà bếp các...

Bé gái 19 tháng tuổi ở Hà Nội bị bỏng nặng vì xịt thứ thường thấy trong nhà bếp các...

'Biến thể nguy hiểm nhất của COVID-19' lây lan nhanh đến mức nào?

Biển chủng XBB hay Gryphon được cảnh báo có khả năng lây lan nhanh hơn mọi biến thể COVID-19 khác...

Hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ, phòng tránh thế nào?

Hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ hay gặp ở trẻ 2-4 tháng tuổi và thường xảy ra khi đang...

ĐƯỢC QUAN TÂM

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

1 ngày 1 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

1 ngày 1 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

1 ngày 1 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 16 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 16 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 16 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 20 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 20 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 20 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình