1. Nhau cài răng lược là gì?
Nhau thai được coi là “trạm trung chuyển” chất dinh dưỡng từ mẹ bầu truyền qua dây rốn tới thai nhi. Nhau thai bình thường bám vào lớp lót bên trong phần trên của thành tử cung và sau khi sinh nở sẽ tự động bong tróc ra. Trong trường hợp nhau thai bám quá chặt vào thành tử cung, ăn vào phần nội mạc tử cung hoặc xuyên qua thành tử cung lan sang các cơ quan bên cạnh, thì được gọi là nhau cài răng lược.
Chính vì bám quá chặt nên sau khi thai nhi chào đời, nhau không tự động bong ra được, việc bóc nhau ra khỏi thành tử cung trở nên khó khăn vì nó có thể khiến mẹ bầu bị mất máu nhiều. Cố gắng bóc sẽ gây thủng thành tử cung hay các cơ quan bên cạnh bị nhau bám, đe dọa tới tính mạng mẹ bầu.
2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng nhau cài răng lược
Phần lớn các mẹ có nhau thai phát triển ở phần dưới, thấp nhất của tử cung hay còn gọi là nhau thai tiền đạo sẽ gặp phải chứng bệnh này.
Nếu trước đây mẹ sinh mổ bị nhau thai tiền đạo thì khả năng mắc phải nhau cài răng lược lên tới 30% và tỷ lệ mắc sẽ tăng lên 40% khi mẹ sinh mổ 2 lần do nhau thai tiền đạo. Ngoài ra thì nhau cài răng lược còn xuất hiện ở những người có thói quen không lành mạnh như hút thuốc, sử dụng rượu bia, có tiền sử nạo hút thai và mang thai khi cao tuổi.
3. Triệu chứng của nhau cài răng lược
Những triệu chứng điển hình của NCRL chính là xuất huyết âm đạo xảy ra vào quý 2 của thai kỳ. Tuy nhiên trường hợp nguy hiểm nhất chính là phát hiện bệnh khi lâm bồn. Lúc này các bác sỹ sẽ khó có thể xử lý kịp thời.
Chính vì vậy để phát hiện ra bệnh sớm, mẹ cần tới những cơ sở y tế chuyên khoa đầu ngành để có thể siêu âm và xét nghiệm sàng lọc huyết thanh MSAFP nhằm chẩn đoán sớm chứng nhau thai răng lược để có thể giải quyết kịp thời.
4. Tác hại của nhau cài răng lược
Có thể nói đây là chứng bệnh gây ra nguy hiểm cho sản phụ và thai nhi nếu không được phát hiện kịp thời. Hầu hết các trường hợp mắc đều bong huyết sau sinh và cần được truyền máu gấp.Nếu phát hiện muộn có thể sẽ gây ra hiện tượng nhiễm trùng sau sinh thậm thí gây ra sinh non với những sản phụ mất máu quá nhiều.
Bệnh lý này khiến bong huyết sau sinh là phổ biến nhất. Hơn 50% số trường hợp mắc nhau cài răng lược cần được truyền máu khi sinh. Trường hợp xấu nhất thì sản phụ sẽ phải cắt bỏ tử cung hoặc một phần bàng quan hay trực tràng do nhau thai đã lấn sâu vào các bộ phân lân cận.
5. Cách xử lý nhau cài răng lược
Tùy vào thời điểm phát hiện và tình trạng nhau bám của mẹ bầu mà bác sĩ sẽ quyết định phương pháp xử lý thích hợp
– Nếu tình trạng nhau bám sâu, mẹ có thể phải mổ lấy thai sớm vào khoảng tuần thai thứ 34 để bác sĩ kiểm soát được tình trạng xuất huyết thai kì.
– Nếu mẹ bầu bị nhau bám không quá thành tử cung, mẹ sẽ được chỉ định mổ lấy thai và lấy phần nhau bong được. Phần nhau không lấy được sẽ được dùng thuốc để điều trị sau.
– Trong trường hợp nhau bám quá chặt vào thành tử cung, thậm trí lan sang các cơ quan khác, cố gắng bóc nhau có thể khiến mẹ bầu bị mất máu quá nhiều, dẫn đến tử vong. Trong tình huống này, bác sĩ sẽ cố gắng áp dụng mọi phương pháp để không ảnh hưởng tới khả năng thụ thai lần sau của mẹ bằng cách cầm máu và bảo tồn thành tử cung. Nếu tình trạng trở nên trầm trọng, mẹ bầu có thể sẽ phải cắt toàn bộ tử cung để giữ được tính mạng.
Phẫu thuật sinh mổ với những mẹ bầu bị nhau cài răng lược là một phẫu thuật khó, đòi hỏi tay nghề cao của bác sĩ. Vì vậy, khi được chẩn đoán bị bệnh này, mẹ bầu cần tìm cho mình một bệnh viện uy tín và tin cậy để an toàn nhất nhé.