Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản. Chính vì vậy cha mẹ cần có kiến thức để có thể phân biệt hiện tượng nôn trớ bình thường và bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản để có thể chăm sóc sức khỏe của bé một cách tốt nhất.
Cách nhận biết bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ
Nôn trớ chính là triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, nôn trớ của trào ngược dạ dày lại khóa giống với hiện tượng nôn trớ sinh lý nên rất dễ gây nhầm lẫn. Sau đây là cách để các bậc cha mẹ có thể phân biệt được đâu là nôn trớ sinh lý, đâu là nôn trớ do trào ngược.
Vì sao trẻ em dễ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạy dày là hiện tượng sau khi ăn, thay vì thức ăn đi xuống thức ăn lại đi ngược từ dạ dày lên thực quản. Sau đây là những nguyên nhân khiến trẻ em dễ bị mắc chứng này:
- Trẻ em có hệ tiêu hóa non nớt, chưa phát triển hoàn thiện. Lúc này, dạ dày của trẻ nằm ngang và cao hơn sơ với người lớn nên rất dễ bị trào ngược.
- Các cơ vòng ở hai đầu dạ dày có chức năng giữ chặt thức ăn sau khi đưa vào dạ dày hoạt động chưa hoàn thiện, lúc cần đóng lại mở nên thức ăn mới trào ra ngoài.
- Trẻ nhỏ, thức ăn chủ yếu là sữa và cháo với dạng lỏng nên rất dễ lọt ra ngoài nếu cơ hoành ở dạ dày giản ra dù ít.
- Cho trẻ nằm khi bú khiến dạ dày của trẻ như một ly nước đặt nằm ngang, có thể nôn ra tất cả những gì đã nạp vào cơ thể.
Mách mẹ cách chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày
- Cho trẻ ăn đúng giờ, chia thành nhiều bữa nhỏ. Không ép trẻ ăn quá nhiều, quá no.
- Sau khi cho bé bú, mẹ nên cho bé ngồi khoảng 20 phút để bé ợ hơi rồi hẵng đặt bé nằm xuống.
- Cho bé kê gối cao 30 độ, việc làm này sẽ khiến thức ăn không trào ra bên ngoài được.
- Không cho trẻ ăn cam, quýt, bưởi... những thực phẩn này sẽ làm tăng khả năng trào ngược dạ dày.
Lưu ý: Để tránh những điều đáng tiếc, các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để tránh nguy cơ mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản do các bệnh lý khác gây ra.