Một số điều bạn cần biết về ung thư phổi
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư phổi. Các yếu tố khác như yếu tố môi trường, tiền sử mắc viêm phế quản mãn tính, lao, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Ung thư phổi có thể là ung thư thứ phát do di căn từ các cơ quan khác. Nguy cơ ung thư phổi tăng theo độ tuổi và chỉ khoảng 10% bệnh nhân ung thư phổi dưới 50 tuổi.
Các dạng ung thư phổi
Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ - Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ là một thuật ngữ chỉ một số loại ung thư phổi bao gồm ung thư biểu mô, ung thư biểu mô tế bào lớn và ung thư biểu mô tế bào vảy.
Ung thư phổi tế bào nhỏ ít phổ biến hơn - thường xảy ra ở những người nghiện hút thuốc.
Nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư phổi. Bệnh có thể xảy ra ở cả người hút thuốc thụ động và người hút thuốc lá chủ động. Ung thư phổi cũng có thể xảy ra ở những người chưa từng hút thuốc.
Theo WebMD, nguy cơ phát triển ung thư phổi tăng 24% ở những người không hút thuốc lá nhưng sống chung với người hút thuốc lá. Trong khi những người hút trung bình một bao thuốc lá mỗi ngày, có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao gấp 25 lần so với người không hút thuốc.
Bệnh phổi (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) cũng có thể gây ra ung thư phổi. Ô nhiễm không khí từ xe cộ, nhà máy điện và quá trình sản xuất công nghiệp cũng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi.
Những triệu chứng sớm của bệnh ung thư phổi
Ho dai dẳng
Ho có thể là triệu chứng cảnh báo một số vấn đề sức khỏe như dị ứng, cảm lạnh thông thường, cúm,…. Tuy nhiên, nếu bạn ho kéo dài hơn 2 tháng ngay cả sau khi uống thuốc ho, thì đó có thể là triệu chứng ung thư phổi.
Đờm có lẫn máu
Thông thường, đờm có màu trắng sữa hoặc hơi vàng nhạt. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy rằng đờm có màu đỏ, lẫn máu thì đây có thể là triệu chứng sớm của ung thư phổi.
Đau ngực
Đau ngực là một triệu chứng phổ biến của một số bệnh như viêm dạ dày, mệt mỏi, thiếu máu, căng thẳng,….Vì vậy, khi mọi người bị đau ngực nhẹ, họ có thể không chú ý nhiều đến nó. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy đau ngực dữ dội khi hít thở sâu, cười hoặc ho thì đó có thể là triệu chứng cảnh báo ung thư phổi.
Mệt mỏi kéo dài
Cảm thấy mệt mỏi và yếu ớt, có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt dinh dưỡng, căng thẳng, thiếu ngủ,…. Tuy nhiên, nếu cảm thấy mệt mỏi kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc hàng ngày, thì đó có thể là triệu chứng bệnh ung thư.
Thay đổi giọng nói
Khàn giọng ngay cả khi nói chuyện bình thường có thể là dấu hiệu của ung thư phổi. Khi các tế bào ung thư phát triển trong phổi, chúng cũng ảnh hưởng đến các bộ phận khác của hệ hô hấp, bao gồm cả dây thanh âm, dẫn đến thay đổi giọng nói.
Nhiễm trùng đường hô hấp kéo dài
Ung thư phổi làm suy yếu hệ hô hấp, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn. Nếu bạn mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp kéo dài như ho, cảm lạnh, viêm phế quản, viêm phổi,… và bệnh dễ tái phát sau điều trị, thì có thể bạn đã bị ung thư phổi.
Giảm cân không rõ nguyên nhân
Nếu bị giảm cân nặng đột ngột, bạn nên nói chuyện với bác sĩ ngay lập tức vì nó có thể liên quan đến ung thư phổi hoặc bất kỳ loại ung thư nào khác.
Chẩn đoán ung thư phổi
Để chuẩn đoán ung thư phổi cần thực hiện một số xét nghiệm để tìm kiếm các tế bào ung thư. Các xét nghiệm này bao gồm:
Xét nghiệm hình ảnh – Chụp X- quang phổi giúp phát hiện các tổn thương trong phổi.
Sinh thiết tế bào- xét nghiệm tế bào bất thường hoặc dịch tiết của cơ thể.
Xét nghiệm tế bào học Cyotology – Soi dịch đờm dưới kính hiển vi giúp phát hiện các tế bào ung thư phổi.
Điều trị ung thư phổi
Bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị ung thư phụ thuộc một số yếu tố như sức khỏe tổng thể của bệnh nhân, loại và giai đoạn ung thư. Các thủ thuật được thực hiện khi phẫu thuật ung thư phổi gồm cắt bỏ thùy tràng, cắt đoạn, cắt nêm hoặc cắt bỏ hoàn toàn phổi.
Trong các trường hợp khác, phương pháp hóa trị liệu hoặc xạ trị hoặc kết hợp cả hai đều được sử dụng để điều trị ung thư. Ngoài ra còn có phương pháp điều trị bằng thuốc tiêu diệt các tế bào ung thư.
Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư phổi?
Không biện pháp ngăn ngừa ung thư phổi hoàn toàn, tuy nhiên nguy cơ mắc bệnh có thể giảm nếu bạn ngừng hút thuốc, tránh hút thuốc lá thụ động, ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau và trái cây, tránh phơi nhiễm với không khí ô nhiễm và tập thể dục thường xuyên.