Phụ Nữ Sức Khỏe

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ, cha mẹ nào cũng cần biết

Thủy đậu ở trẻ em tuy là bệnh lành tính nhưng lại biến chứng và các biến chứng đều rất nguy hiểm.

Bệnh thủy đậu là gì?

Thủy đậu là bệnh lây nhiễm do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây ra. Khi 1 người mang siêu vithủy đậunói, hắt hơi (nhảy mũi) hoặc ho... thì các siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay.

Căn bệnh này thường xảy ra phần nhiều ở trẻ em, nhưng cũng không ít người lớn mắc bệnh này. Thông thường, từ lúc nhiễm phải siêu vi, đến lúc phát ra bệnh - được gọi là thời gian nung bệnh hoặc ủ bệnh - là khoảng 2 -3 tuần.

Nguyên nhân của bệnh thủy đậu ở trẻ em


Bệnh do một loại siêu virus có tên là Varicella-zoster gây ra. Loại virus này có acid nhân là AND, kích thước của chúng khoảng từ 150 – 200mm. Varicella-zoster thường gây ra bệnhthủy đậuvà bệnh zona thần kinh (thường gặp ở người lớn).

Bệnh lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp khi trẻ tiếp xúc với các trẻ khác có nguồn bệnh ví dụ như: nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua các đồ dùng sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Một số trẻ có thể dễ dàng bị lây bệnh nếu tiếp xúc với người lớn bị zona thần kinh.

Bệnh lây lan với tốc độ chóng mặt và nặng hơn đối với trẻ dưới 5 tuổi và người cao tuổi. Đặc biệt nếu như phụ nữ mắc bệnh trong ba tháng đầu mang thai sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình cấu tạo và sức khỏe của thai nhi.

Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em

Nếu phát hiện trẻ có những triệu chứng sau cần đưa trẻ đến khám ngay tại các trung tâm y tế để được hướng dẫn điều trị.

- Bị sốt cao liên tục, không hạ sốt.

- Mụn nước, bóng nước xuất hiện ở toàn thân.

- Có mủ và tấy đỏ xung quanh các bóng nước.

- Trẻ có hiện tượng bỏ ăn kèm theo xuất hiện triệu chứng co giật.

 Cách xử lý khi trẻ bị thủy đậu

1. Cách ly trẻ

Nếu trẻ bị mắcthủy đậucần cách ly trẻ với những người khác. Tất cả đồ dùng cá nhân của trẻ như bát đũa, khăn mặt, bàn chải đánh răng,… phải dùng riêng.

2. Vệ sinh chăm sóc trẻ

Rửa tay và cắt ngắn móng tay cho trẻ. Trẻ nhỏ phải cho mang bao tay để tránh cào gãi vào các nốt thủy đậu.

Quan niệmkiêngnước,kiênggió, không lau rửa cho trẻ bịthủy đậulà một sai lầm. Cần giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách: Dùng nước ấm và khăn mềm thấm nước lau người cho trẻ, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm trợt các nốt thủy đậu. Sau đó dùng khăn xô thấm khô người và mặc quần áo cho trẻ.

Đối với khẩu phần ăn hàng ngày cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, uống nhiều nước như nước lọc, nước canh và ăn thêm hoa quả bổ sung vitamin như cam, chuối,

3. Đưa bé đi khám bác sĩ

Khi trẻ có các biểu hiện của thủy đậu, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và có chỉ định điều trị phù hợp. Thông thường bác sĩ sẽ cho trẻ dùng thuốc hạ sốt (nếu trẻ sốt cao), kháng sinh ( để chống bội nhiễm) và thuốc bôi ngoài da. Việc dùng thuốc gì phụ thuộc vào cơ địa của từng trẻ và phải theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trong quá trình điều trị và chăm trẻ vẫn cần chú ý theo dõi kỹ tình trạng của trẻ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao không hạ nhiệt hoặc đã hạ sốt nhưng đột nhiên sốt cao trở lại; các mụnthủy đậubị vỡ gây trầy xước da, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Theo Khỏe và đẹp

Tin liên quan

Bà bầu bị thủy đậu thai nhi có nguy cơ bị dị tật

Bà bầu bị thủy đậu rất dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó bào thai có thể...

Mùa dịch THỦY ĐẬU, các mẹ nhớ trữ sẵn các loại LÁ này để tắm cho con khi cần

Thủy đậu thường hay phát triển và trở thành dịch vào thời điểm mùa xuân, bệnh có nguy cơ lan...

Lưu ý cách chăm sóc trẻ khi thủy đậu vào mùa

Tháng 3-5 là mùa cao điểm của thủy đậu, cần tiêm phòng sớm, cách ly khỏi nguồn bệnh, chú ý...

Phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu có nguy hiểm không?

Phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu có nguy hiểm không? Trong thời điểm dịch bệnh thủy đậu bùng...

THỦY ĐẬU sắp vào mùa, các mẹ lưu lại ngay bài thuốc này để BẢO VỆ CON mình khi có...

Khi con bị thủy đậu, các bậc phụ huynh đều rất lo lắng để không biết nên làm thế...

10 sai lầm khi chăm sóc trẻ nhỏ cha mẹ cần bỏ ngay

Để có thể chăm sóc cho bé yêu của mình một cách tốt nhất, tránh được những hậu quả không...

Rung lắc, tung, tát trẻ nhỏ có thể làm mù mắt các em

"Không ít trẻ em đã chịu bạo hành từ người lớn và chịu tổn thương nghiêm trọng về thể xác,...

Tin mới nhất

Đổi người giúp việc mới nên tôi lắp camera để kiểm tra, ngờ đâu lại chứng kiến được cảnh tượng...

7 giờ trước

Bị mẹ bạn trai bắt gặp trong tình cảnh xấu hổ, em ngượng ngùng ê chề và càng hoang mang...

7 giờ trước

Dù con gái nhất quyết phản đối nhưng tôi vẫn đi bước nữa, trong đám cưới nó đã tuyên bố...

7 giờ trước

Chồng mua mấy đôi giày mới tặng các cháu dưới quê nhưng khi tôi bí mật mở hộp ra thì...

7 giờ trước

Mẹ chồng thích ăn cơm với khế, tôi ứ nghẹn khi bà đưa cho bát muối cùng lời đề nghị...

20 giờ trước

Bạn nhậu ới cái là chồng ton ton đi ngay, vợ cằn nhằn thì lý sự để rồi điêu đứng...

20 giờ trước

Luôn thắc mắc vì sao vợ chồng em gái lại cưng chiều mèo như cưng con đẻ, tôi câm lặng...

20 giờ trước

Tôi mang hoa quả đến biếu bố mẹ chồng tương lai nhưng cảnh tượng nhìn thấy qua khung cửa quả...

21 giờ trước

Vợ chồng anh trai lấy nhau hơn một năm mà chưa có tin vui và tôi choáng váng khi biết...

21 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình