Phụ Nữ Sức Khỏe

Nguy cơ lây nhiễm bệnh từ bể bơi

Bơi lội là một hình thức tập thể dục tốt, được rất nhiều người ưa thích trong mùa hè. Thế nhưng trước khi đắm mình trong những dòng nước mát thì bạn cũng nên tìm hiểu qua một số bệnh có thể mắc phải khi xuống nước bể bơi.

Những bệnh thường gặp khi đi bơi

Viêm tai ngoài: Nấm mốc, vi khuẩn trong nước hồ bơi sẽ dễ đọng lại ở tai (do cấu tạo đặc biệt của tai), từ đó gây bệnh viêm tai ngoài. Bệnh này nếu không được chăm sóc, chữa trị tốt có thể gây thủng tai trong và cũng có thể gây giảm thính lực kéo dài.

Viêm kết mạc (đau mắt đỏ) và kích ứng mắt: Đau mắt đỏ cũng là căn bệnh rất dễ bị lây nhiễm ở nơi công cộng, đặc biệt là hồ bơi. Vi khuẩn gây bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) sống rất thoải mái trong nước hồ bơi và gây bệnh. Bệnh lý này hay xảy ra ở những người không có thói quen đeo kính, thường mở mắt khi bơi, khiến nước tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc. Khi bị viêm kết mạc, mắt bị cộm như có vật lạ ở trong, nước mắt chảy nhiều, có rất nhiều ghèn, nhức mắt dữ dội khi nhìn thấy ánh sáng... Nếu không chữa trị dứt điểm dễ dẫn đến rối loạn thị giác.

Bể bơi không an toàn là nơi tập trung của vi khuẩn có hại cho sức khỏe.

Hơn nữa, nếu đi bơi thường xuyên, bị kích thích và đỏ mắt, có thể là do tác động của chất clo và các hóa chất khử trùng khác được sử dụng trong các hồ bơi. Những hóa chất này có thể kích thích các mô tế bào của mắt. Ngoài ra, bụi bẩn và các yếu tố không hợp vệ sinh trong hồ bơi cũng có thể làm mắt bị dị ứng.

Bệnh hen ở trẻ: Thủ phạm gây ra căn bệnh này chính là các chất hóa học được sử dụng rất nhiều nhằm giữ cho nước bể bơi trong hơn. Nếu thấy có hiện tượng ho nhiều và khó thở, nên tạm dừng hoặc hạn chế đi bơi tại các bể bơi công cộng.

Bệnh về tóc: Các hóa chất dùng để khử trùng, làm sạch nước sẽ làm tóc bạn sẽ trở nên thô xơ và cứng, thậm chí là rụng tóc sau một thời gian đi bơi. Khi bơi bạn nên dùng mũ nilon bảo vệ tóc để tránh cho tóc và da đầu tiếp xúc với những chất độc hại này.

Bệnh tiêu chảy: Nước bể bơi, đặc biệt là bể bơi không hợp vệ sinh là môi trường lý tưởng để mầm bệnh gây tiêu chảy có tên khoa học là Cryptosporidium - một ký sinh trùng gây nhiễm khuẩn đường ruột sinh sống. Loại ký  sinh trùng này gây tổn thương tế bào biểu mô ở dạ dày, ruột, đường hô hấp. Một người bị tiêu chảy có thể dễ dàng gây nhiễm bẩn bể bơi. Để ngăn lây lan các mầm bệnh tại bể bơi, mọi người cần tránh để nước ở bể bơi xâm nhập vào miệng. Tắm rửa sạch sẽ trước và sau khi bơi, rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh. Không nên đi bơi nếu bạn bị tiêu chảy, vì như thế dễ truyền bệnh cho người khác. Ngoài ra nước hồ bơi cũng là nơi tập trung của vi khuẩn có hại như E.coli và Giardia, Shigella... gây bệnh tiêu chảy.

Các bệnh ngoài da: Không ai biết được rằng mỗi ngày hồ bơi tiếp nhận bao nhiêu lượt khách và trong số đó có ai bị các bệnh về da liễu, nấm ngứa hay không. Vì thế nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh lý về da khi đi bơi là hoàn toàn có thể. Nhiều người không có thói quen tắm vòi sen trước khi xuống hồ, lúc này mồ hôi, mỹ phẩm, kem dưỡng da, khói bụi sẽ bị hòa tan vào nước trong hồ và trở thành nguồn gây bệnh cho tất cả mọi người. Bên cạnh đó, việc xử lý nước trong hồ bơi cũng không đảm bảo khi nồng độ pH quá ít hoặc lượng clo quá nhiều cũng sẽ gây tổn thương da.

Thông thường, các bệnh ngoài da dễ bị lây qua nước ở hồ bơi là nấm, lang ben, viêm da... Và ngay khi có các dấu hiệu ngứa, rát, đỏ da, nổi mẩn thì nên dừng bơi, lên trên phòng tắm và tắm sạch, tránh gãi vì dễ gây kích ứng, tổn thương da. Sau đó cần đến các trung tâm da liễu để được điều trị đúng cách.

Các hóa chất để khử trùng, làm xanh nước bể bơi chính là thủ phạm gây các bệnh viêm da tiếp xúc với các triệu chứng điển hình và các đám đỏ da, ngứa, có thể có các mụn nước nhỏ lấm tấm mọc trên nền da đỏ. Nếu gãi nhiều có thể bị bội nhiễm vi khuẩn gây viêm da nặng. Đen da, sạm da, thậm chí bỏng da cũng là một dạng bệnh ngoài da do hóa chất.

Nấm kẽ chân là bệnh dễ mắc khi đi bơi. Bệnh do nấm Epidermophytin hoặc Trichophytin gây nên. Đối với nấm kẽ chân do Epidermophytin, da kẽ chân bị bợt trắng, có khi xuất hiện mụn nước ở rìa các ngón chân. Do ngứa nhiều, người bệnh phải gãi liên tục khiến các mụn nước bị vỡ, trợt, loét dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát làm sưng tấy các ngón chân, lan trên bàn chân, hạch bẹn.

Bệnh phụ khoa: Do nước bể bơi có chứa nhiều vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng... Dưới môi trường nước, các loại vi khuẩn gây bệnh rất dễ xâm nhập và tấn công vào vùng kín, gây nhiễm nấm, viêm nhiễm đường sinh dục. Trong đó nguy hiểm nhất là bệnh lậu. Khi có các triệu chứng như ngứa ngáy, tiểu buốt, tiểu khó, tiểu ra máu thì cần gặp ngay bác sĩ nam, phụ khoa để được điều trị kịp thời. Bởi vì những bệnh lý vùng kín không chỉ gây khó chịu tức thời mà còn ảnh hưởng về lâu dài đối với sức khỏe cũng như khả năng sinh sản.

Biện pháp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh khi đi bơi

Lựa chọn hồ bơi có ít người, nguồn nước sạch, trong xanh, không có vật thể, mùi lạ. Tuyệt đối không đi bơi khi trên người đang có vết thương hở hoặc tình trạng sức khỏe không tốt. Trang bị đầy đủ kính bơi, mũ chụp đầu để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn vào mắt, tai, mũi, họng. Không ngâm mình dưới hồ bơi quá lâu. Sau khi bơi cần tắm lại sạch sẽ, súc miệng, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý.

Cách nhận biết bể bơi an toàn

Trước tiên hãy dùng các giác quan của mình để đánh giá xem đó có phải là một bể bơi sạch và an toàn hay không. Dùng mắt để quan sát độ trong xanh của nước ở dưới bể. Nếu màu nước tối, bị vẩn đục hoặc có các vật thể lạ thì môi trường nước ở đó sẽ không an toàn. Còn nếu cảm thấy mùi nước ở bể bơi rất khó chịu thì có thể là do khâu xử lý nước chưa được tốt, lượng clo nhiều mà độ pH thì quá ít. Điều này cũng sẽ không đảm bảo cho sức khỏe.

Theo Nguyễn Trung/Sức Khỏe & Đời Sống

Tin liên quan

Mong manh sự sống của bé trai 3 tháng tuổi mới chào đời đã lây nhiễm căn bệnh lao từ...

Vừa sinh non xong, chị Hạ phát hiện mắc phải căn bệnh lao. Đau đớn hơn, cậu con trai chào...

Cẩn thận, bệnh huyết áp cao có thể ‘lây nhiễm’?

Ngày càng có nhiều cặp vợ chồng, người thân, đồng nghiệp, đang bị đe dọa bởi chứng bệnh huyết áp...

Chỉ vì một nụ hôn của người lạ, bé gái 18 ngày tuổi đã chết vì lây nhiễm virus viêm...

Cái chết thương tâm của bé gái mới chỉ 18 ngày tuổi vì nụ hôn của một người đến thăm...

2 việc chị em nhất định phải làm sau khi 'quan hệ' để tránh lây nhiễm bệnh tình dục

Đi tiểu sau khi quan hệ tình dục là cách đơn giản nhưng lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa...

Cứ hôn môi, đừng sợ lây nhiễm virus Zika

Nghiên cứu mới công bố của Viện Y tế Quốc gia Mỹ khẳng định: dù virus Zika tồn tại đến...

Mắc bệnh lậu vì chủ quan với hai con đường lây nhiễm không ai ngờ tới

Nhiều người cho rằng bệnh lậu chỉ lây truyền khi “yêu” bằng đường âm đạo hay hậu môn. Tuy nhiên,...

Đồ uống giải nhiệt giúp phòng bệnh mùa hè cho trẻ em

Mùa hè nắng nóng, việc bổ sung nước cho trẻ là rất quan trọng. Những đồ uống dưới đây vừa...

Tin mới nhất

Làm món bánh này ăn vào bữa sáng tốt hơn uống sữa gấp 10 lần nhờ giàu canxi, protein, bổ...

18 giờ trước

Bảo vệ lá gan bé nhỏ của trẻ bằng vắc-xin từ những tháng đầu đời

19 giờ trước

Những điểm mới trong tuyển sinh đại học năm 2025

21 giờ trước

Dấu hiệu nghi ngờ đang mắc đậu mùa khỉ

21 giờ trước

Siêu mẫu Võ Hoàng Yến vượt cạn 'mẹ tròn con vuông', khoe diện mạo con gái đầu lòng

22 giờ trước

Dừng hoạt động ngoại khóa, cân nhắc cho học sinh nghỉ học trước diễn biến của bão số 4

22 giờ trước

Tỷ phú Rockefeller dặn con: Sự giàu có và thành công của một người được quyết định bởi 1 thứ...

23 giờ trước

Học sinh ở Đà Nẵng được nghỉ học trước thềm bão số 4

1 ngày 21 giờ trước

Bé trai tăng 35 kg trong 6 tháng, nguy kịch sau 3 ngày nhiễm cúm

2 ngày trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình