Một phụ nữ ở Quảng Châu gần đây thường xuyên bị đau bụng, nước tiểu còn chuyển sang màu đen. Vì quá sợ hãi, người phụ nữ đã mau chóng tới Bệnh viện Nhân dân số 1 ở Quảng Châu.
Sau khi kiểm tra, phát hiện nữ bệnh nhân có kết quả dương tính với sán lá gan, có nghĩa là có sán lá gan trong cơ thể. Sau đó, cô được bác sĩ cho làm siêu âm B ở gan và túi mật, quả thực thấy có rất nhiều trứng sán.
Sán lá gan là gì, nguy hiểm như thế nào?
Nhiễm sán lá gan là một bệnh ký sinh trùng mạn tính ở đường mật. Sán lá gan là một loại giun dẹt, một con sán trưởng thành đẻ 2000-4000 trứng mỗi ngày và những quả trứng được thải qua đường mật và phân của người nhiễm bệnh. Chu kỳ này lặp lại thông qua việc ăn sống các loại cá nước ngọt. Nhiễm ký sinh trùng xảy ra thông qua việc ăn thực phẩm có sán lá gây nhiễm khuẩn và uống nước chưa được đun sôi.
Một khi sán xâm nhập vào cơ thể con người, chúng sẽ cư trú trong ống mật nhỏ ở gan và túi mật, có thể sống trong đó khoảng 20-30 năm. Sán gây viêm mạn tính lên đường mật, gây sẹo (xơ hóa) ống mật và giãn ống mật chủ.
Sau khi bị nhiễm sán, người bệnh sẽ bị sốt, nhức đầu, khó tiêu, đau gan, gan to, viêm đường mật, viêm túi mật, sỏi mật và xơ gan, có thể gây ung thư gan. Trẻ bị nhiễm bệnh nặng có thể bị suy dinh dưỡng, rối loạn tăng trưởng và phát triển, thậm chí có thể gây ra bệnh lùn.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sán lá gan, chẳng hạn như:
- Có tiền sử ăn sống các loại cá nước ngọt ở vùng có bệnh đang lưu hành;
- Đi du lịch đến nhiều nơi trên thế giới và ăn các loại cá nước ngọt chưa được nấu chín hoặc sống;
- Sống trong vùng đặc hữu, bao gồm Đông Nam Á, Hàn Quốc, Đài Loan, Bắc Việt Nam, Lào và Đông Bắc Thái Lan, Đông Âu Đông Nga, Mãn Châu, Bắc Siberia và Trung Quốc;
- Sống ở khu vực ven sông.
Phòng ngừa bệnh sán lá gan
- Tránh ăn gan sống từ cừu, dê và gia súc;
- Sử dụng nguồn nước sạch sẽ;
- Không ăn trái cây và rau quả được trồng gần đồng cỏ chăn thả gia súc;
- Nấu chín các loại thực vật tươi sống như cải xoong trước khi ăn;