Trường hợp của cô Dương, (Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc) 3 năm mang thai 4 lần, nhưng cuối cùng đều bị sảy thai. Tuy nhiên sau khi trải qua các kiểm tra, không có bất thường trong thói quen liên quan đến sức khỏe sinh sản. Vậy đâu là nguyên nhân của việc cô Dương bị sảy thai liên tục? Hóa ra, sau khi kiểm tra tỉ mỉ, bác sĩ phát hiện cô Dương bị bệnh nha chu nặng, đây là nguyên nhân gốc rễ của việc sảy thai.
Tại sao bệnh nha chu lại khiến người phụ nữ bị sảy thai nhiều lần?
Mang thai sẽ làm cho nướu và các mô mềm khác hỗ trợ răng của phụ nữ mang thai dễ bị viêm và sưng đỏ. Nếu tình trạng sưng đỏ và nhiễm trùng răng không thể được kiểm soát một cách hiệu quả, nó sẽ dẫn đến mất xương nâng đỡ răng. Bệnh này được gọi là bệnh nha chu. Nguyên nhân là ở phụ nữ mang thai, sự thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng đến vi khuẩn miệng (nước bọt và dịch nướu), và phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường dễ mắc bệnh nha chu hơn.
Chen Zhuo, trưởng khoa Nha khoa tại Bệnh viện trung ương Trịnh Châu trực thuộc Đại học Trịnh Châu cho biết, mầm bệnh của bệnh nha chu chủ yếu là do nhiễm trùng yếm khí. Do đó, nếu bạn bị bệnh nha chu từ trung bình đến nặng, những vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào nước ối sau khi mang thai, gây nguy hiểm rất lớn đối với thai nhi. Theo nghiên cứu, trường hợp bị bệnh nha chu nặng, nhẹ sẽ gây phản ứng co bóp tử cung, nặng có thể dẫn đến sảy thai, sinh non, nhiễm trùng tử cung, hoặc đứa trẻ sinh ra trọng lượng quá nhẹ.
Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh nha chu khi mang thai?
Để tránh sự bất tiện và nguy cơ điều trị răng khi mang thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên đi khám và điều trị dự phòng trước khi mang thai. Tìm các vấn đề, giải quyết chúng càng sớm càng tốt và ngăn ngừa các bệnh răng miệng gây lo lắng hoặc một số tác dụng phụ khi mang thai, và vượt qua giai đoạn đặc biệt và quan trọng này của cuộc đời.
Khi mang thai, phụ nữ phòng ngừa bệnh viêm nha chu như thế nào?
- Việc chủ động phòng ngừa các bệnh trong thai kỳ vẫn là phương án tốt nhất. Mẹ bầu có thể lưu ý các vấn đề sau:
- Vệ sinh răng miệng là công việc cần được ghi nhớ. Mẹ nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày và bàn chải cho việc vệ sinh răng miệng cũng nên là loại mềm, dễ chải để không ảnh hưởng tới lợi.
- Nếu có điều kiện hãy sử dụng chỉ nha khoa và kết hợp với nước súc miệng để lấy đi tốt nhất các mảng bám trên răng.
- Mẹ nên hạn chế ăn nhiều đường, tinh bột cũng như bổ sung thêm các chất như canxi hay fluor.
- Dù là mang thai thì mẹ vẫn nên ghi nhớ việc đi khám răng và lấy cao răng định kỳ.