Phụ Nữ Sức Khỏe

Người mắc bệnh viêm loét dạ dày nên kiêng ăn gì để ngừa cơn đau dữ dội?

Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng trong phòng và điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng. Có những loại thực phẩm có thể cải thiện triệu chứng của bệnh nhưng cũng có những loại có thể gây trầm trọng thêm cơn đau dữ dội. Vậy những thực phẩm nào người bệnh nên hạn chế?

1. Dinh dưỡng không hợp lý làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày - tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị tổn thương, những vết loét sâu xuống lớp cơ niêm mạc, gây ra những cơn đau bụng âm ỉ, ợ hơi, ợ chua rất khó chịu...
Trong cơn đau do viêm dạ dày cấp, người bệnh có dấu hiệu đau vùng thượng vị dữ dội, cồn cào, nóng rát; có khi âm ỉ, ậm ạch khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, hoặc nôn nhiều, miệng hôi, sốt, thường kèm theo viêm ruột, tiêu chảy…

Các dấu hiệu trên có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ nặng dần lên. Các triệu chứng có thể tăng lên sau khi ăn, nhất là ăn các loại thức ăn, đồ uống gây kích thích niêm mạc dạ dày như: tỏi, ớt, rượu bia; những món ăn gây khó tiêu như chất béo, thức ăn chiên xào; những thực phẩm gây đầy hơi như nước giải khát có gas...

Theo ThS. BS. Nguyễn Ngọc Đan, chuyên khoa tiêu hoá, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, nguyên nhân gây viêm loét dạ dày - tá tràng rất đa dạng, thường gặp nhất là các yếu tố như: Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, nhiễm vi khuẩn HP, lạm dụng quá nhiều thuốc…

Trong chế độ ăn uống, bệnh nhân lạm dụng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê; Ăn đồ quá cay nóng, chiên xào; Ăn không đúng bữa, ăn vội vàng, nhai không kỹ… là những nguyên nhân phổ biến gây viêm loét dạ dày - tá tràng và làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh.

Chế độ ăn uống không hợp lý có thể làm trầm trọng thêm cơn đau do viêm loét dạ dày.

2. Người bệnh viêm loét dạ dày nên tránh thực phẩm nào?
Theo ThS. BS. Nguyễn Ngọc Đan, bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá - tràng nếu không được điều trị tốt có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như; hẹp môn vị, chảy máu ổ loét dạ dày, tá tràng, thủng ổ loét, đặc biệt là ung thư dạ dày.

Do đó, người bệnh không nên chủ quan, khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc viêm loét dạ dày - tá tràng cần đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả. 

Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng bao gồm điều trị bằng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

Bệnh nhân cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp như: tránh lo âu, căng thẳng, đi ngủ sớm, tập thể dục đều đặn; Ăn thức ăn mềm, chia thành nhiều bữa, ăn chậm, nhai kỹ, không nên ăn quá no, tránh các chất kích thích, gia vị mạnh, đồ ăn nhiều dầu mỡ…

2.1. Thực phẩm giàu chất béo
Thực phẩm giàu chất béo có thể làm tăng tình trạng viêm niêm mạc dạ dày, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày.

Người bệnh nên tránh thực phẩm giàu chất béo như: đồ ăn chiên rán, thịt xông khói, bánh pizza, bánh mì kẹp thịt, bơ, sô cô la, pho mát, xúc xích…

Đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ không tốt cho người bệnh dạ dày.

2.2. Thực phẩm có hại cho vết loét

Thực phẩm có tính cay nóng như ớt có thể làm trầm trọng thêm tình trạng loét hệ tiêu hóa do chúng gây ra chứng ợ nóng. Chứng ợ nóng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm loét.

Ăn sô cô la có thể làm trầm trọng thêm các vết loét do góp phần gây ra chứng ợ nóng, vì vậy người bệnh nên cắt giảm sô cô la khỏi chế độ ăn uống .

2.3. Thực phẩm có hàm lượng axit cao
Mặc dù bất kỳ thực phẩm hoặc đồ uống nào bạn tiêu thụ đều khiến dạ dày tiết ra axit để hỗ trợ tiêu hóa. Axit trong dạ dày giúp tiêu hóa thức ăn nhưng cũng có thể gây kích ứng hoặc làm hỏng niêm mạc dạ dày.

Thực phẩm có tính axit cao làm tăng sản xuất axit dạ dày, gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Thực phẩm có hàm lượng axit cao như cà chua có thể gây ra chứng ợ nóng ở một số người và kích thích vết loét. Vì vậy, tránh cà chua có thể có lợi cho những người bị loét dạ dày.

Người bệnh cũng nên tránh ăn các loại thực phẩm như dưa chua vì nó có thể gây kích ứng dạ dày, khiến cơn đau trầm trọng hơn. Dưa muối cũng có hàm lượng muối cao có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày.

Ăn dưa chua có thể gây kích ứng dạ dày, khiến cơn đau trầm trọng hơn.

2.4. Đồ uống có tính kích thích
Hạn chế tối đa uống rượu bia, tốt nhất là không nên uống, vì tất cả rượu bia, đặc biệt là rượu mạnh đều gây kích thích dạ dày và làm chậm quá trình chữa lành bệnh. Đồ uống có chứa caffeine như cà phê, trà đặc… cũng không tốt cho người bệnh.

Để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tái phát cơn đau dạ dày, người bệnh nên tránh thức ăn gây kích kích. Việc tiết ra ít axit giúp giảm đau và giúp niêm mạc dạ dày của bạn có thời gian để chữa lành.

Nên ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên trong ngày, thay vì ăn một vài bữa với số lượng thức ăn lớn. Dạ dày của bạn có thể dung nạp các bữa ăn nhỏ tốt hơn, do đó sẽ giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Ngừng ăn ít nhất hai giờ trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn có thời gian để tiêu hóa bữa ăn trước khi bạn nghỉ ngơi.

Theo Thanh Hà/Sức Khỏe và Đời Sống

Tin liên quan

Ăn quá nhiều ở tuổi dậy thì có tốt không? Chuyên gia mách bạn 3 lưu ý QUAN TRỌNG để...

Tuổi dậy thì là độ tuổi cần đầy đủ dinh dưỡng để phát triển. Tuy nhiên, ăn quá nhiều sẽ...

Cẩn thận với bột Whey chứa chất tăng cơ cho lợn, bò

Bột Whey hiện đang được giới thể hình, vận động viên ưa chuộng vì khả năng tăng cơ, hồi phục...

Những lợi ích ít được biết đến của việc ăn cà tím

Cà tím là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chúng chứa một lượng lớn vitamin, khoáng chất,...

8 lý do tại sao nên ăn món hấp

Hấp là cách chế biến thức ăn đơn giản, dễ thực hiện lại giữ được nhiểu dinh dưỡng của thực...

Những lý do khiến bạn nên ăn thực phẩm lên men mỗi ngày

Khi kết hợp thực phẩm lên men trong chế độ ăn uống của mình mỗi ngày, bạn có thể...

Bổ sung chất dinh dưỡng gì khi bị sốt xuất huyết để nhanh khỏi bệnh?

Trước tình hình số ca mắc sốt xuất huyết đang tăng nhanh tại nhiều tỉnh, thành, nhất là đang trong...

"Thịt thực vật" có tốt cho sức khoẻ của bạn?

Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí chuyên ngành Future Food, một nhóm từ Đại học Bath...

Tin mới nhất

Người bị bệnh tiểu đường có nên ăn socola không?

11 giờ trước

7 thói quen đang phá hủy cơ hội giảm cân của bạn!

11 giờ trước

9 thói quen hàng ngày để có được vòng eo thon gọn sau tuổi 50!

11 giờ trước

Bỏ ăn sáng, chuyện gì xảy ra với cơ thể?

11 giờ trước

Lạnh đến mấy cũng nên mở cửa sổ 5 thời điểm này để tốt cho sức khỏe

20 giờ trước

Thăm người nhà, bạn bè nằm viện chú ý '3 không, 2 có' để ai cũng vui

20 giờ trước

Cụ ông gần 100 tuổi mắc ung thư đại tràng

20 giờ trước

'Người tình' của 'quân sư' Độc Đạo: 'Hưởng dương' đúng 2 tập phim, ngoài đời cực điển trai, CĐM ngỡ...

20 giờ trước

Điểm danh 5 loại thực phẩm giúp giảm đau khớp hiệu quả, an toàn và giá cực rẻ

20 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình