Phụ Nữ Sức Khỏe

Người Hà Nội tảo mộ sớm, mời gia tiên về đón Tết

Những ngày này khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cận kề, nhiều gia đình tại Hà Nội đã sắm đồ lễ để tảo mộ, mời gia tiên về ăn Tết cùng con cháu.

Với người dân Việt Nam, tảo mộ trước Tết nguyên đán là nét đẹp văn hoá không thể thiếu. Đây là cách để con cháu nhớ về tổ tiên, để gia tiên phù hộ cho con cháu sức khỏe, tài lộc. Vì thế gia đình nào bận mấy cũng cố gắng thu xếp thời gian tảo mộ cuối năm để bày tỏ lòng thành kính đến tổ tiên, ông bà. Đây cũng là dịp quan trọng trong năm để con cháu báo cáo kết quả một năm qua của gia đình và mời tổ tiên, ông bà về ăn Tết.


Tảo mộ cuối năm là nét đẹp của các gia đình Việt. Ảnh: Quang Hùng

Những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025, đặc biệt là từ 15 tháng Chạp trở đi, nhiều gia đình tại Hà Nội đã tất bật ra mộ tổ tiên từ sáng sớm.

Tại một góc nghĩa trang Lạc Hồng Viên (Hòa Bình), chị Phạm Thu Hiền (57 tuổi, quận Tây Hồ, Hà Nội) tất bật dọn dẹp mộ phần của người bố đã khuất. Chị Hiền cho biết, để có mặt tại đây vào giờ này chị đã phải dậy từ 6h sáng, sắp đồ lễ chuẩn bị từ hôm trước ra, kiểm tra một lượt rồi cùng chồng bắt xe đi nghĩa trang để dâng hương cho bố. Cuối năm bận rộn nên tranh thủ cuối tuần hai vợ chồng chị đi sớm, sợ những ngày sắp tới công việc bận rộn không thể lên "đón" ông bà về.

"Dọn mộ cuối năm là việc không thể thiếu. Đây không chỉ là truyền thống mà còn là dịp để gia đình, con cháu chúng tôi thêm gắn kết, nhắc nhở con cháu về cội nguồn và lòng biết ơn đối với tổ tiên. Thời tiết hôm nay lạnh, nhưng gia đình vẫn cố gắng lên mộ đón các cụ về sớm", chị Hiền nói.


Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, gia đình chị Hiền lại chuẩn bị cành hoa đào dâng lên mộ bố. Ảnh: Quang Hùng

Sinh sống tại quận Tây Hồ - Hà Nội, để kịp chuẩn bị cho lễ tạ mộ diễn ra lúc 9 giờ, gia đình bà Nhung (70 tuổi) đã thức dậy, chuẩn bị đồ lễ từ 5 giờ sáng. Nhờ con cháu khỏe mạnh bê đồ ra xe, bà Nhung tỉ mỉ kiểm tra lại 2 cây mẫu đơn mất cả ngày hôm qua đi tìm mua đem lên mộ bố mẹ.


Bà Nhung sửa soạn mâm đồ lễ từ sớm để kịp lễ tảo mộ. Ảnh: Quang Hùng

"Các cụ nhà tôi rất thích hoa mẫu đơn, năm nào tôi cũng mua vài cây mới để trồng ở phần mộ", bà Nhung nói. Dù lớn tuổi, bà cụ vẫn luôn muốn tận tay chăm lo phần mộ của bố mẹ mới có thể yên tâm.

Bà Nhung cho hay, ngày thường mỗi lần viếng mộ các cụ, gia đình bà đi cả vài chục người, nhưng cuối năm bận rộn, nên chỉ đại diện 5-7 người. Đến phần mộ, con cháu người trồng hoa, người lau chùi, bà Nhung sức yếu, phụ trách sắp lễ. Xong xuôi, cụ bà thắp hương, đọc to tên con cháu có mặt, mời ông bà về ăn Tết.


Phần mộ cũng được các gia đình sửa soạn, dọn dẹp sạch sẽ trong những ngày cuối năm. Ảnh: Quang Hùng

Với nhiều gia đình, tảo mộ không chỉ đơn thuần là truyền thống mà còn là dịp để các thành viên tề tựu đông đủ. Các gia đình sẽ sửa sang lại phần mộ của tổ tiên vào ngày trước Tết, sau khi dọn dẹp sạch sẽ xong, con cháu sẽ đem hương hoa, lễ vật đến và thắp hương để mời tổ tiên về nhà ăn Tết cùng gia đình. Đây cũng là dịp để gia đình, con cháu cùng giãi bày những tâm tư, tình cảm với những người đã khuất trong một năm vừa qua. Hi vọng năm tới, cả gia đình sẽ luôn được mạnh khỏe, mọi việc thuận buồm xuôi gió.


Đào, quất, mai được các gia đình chuẩn bị để dâng lên mộ phần người đã khuất. Ảnh: Quang Hùng

Chính vì những ý nghĩa đó mà tảo mộ cuối năm từ lâu trở thành nét đẹp trong văn hóa Việt Nam. Phong tục này không chỉ thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên mà còn là dịp để gia đình sum họp, cùng nhau ôn lại truyền thống và nhắc nhở con cháu về đạo lý "chim có tổ, người có tông".

Nói về ý nghĩa của việc tảo mộ, thắp hương gia tiên cuối năm, Đại đức Thích Trí Thịnh, Phó Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình, Trụ trì của Kim Sơn Lạc Hồng cho biết, tục tảo mộ đã có từ rất lâu đời trong văn hóa người Việt.

Vào dịp này con cháu sẽ dọn dẹp, sửa sang lại mộ phần, quét dọn, phát cỏ cây, sơn sửa lại qua đó thể hiện tấm lòng hiếu thảo của con cháu đối với tổ tiên, ông bà.

Vì thế, tảo mộ không chỉ là việc làm thể hiện sự hiếu kính của con cháu mà còn là dịp sum họp gia đình, gặp gỡ anh em, họ hàng để kết nối tình thân.

Theo Phương Anh/Gia đình Việt Nam

Tin liên quan

Đề xuất giảm mức đóng BHYT

Theo Bộ trưởng Đào Hồng Lan, với phạm vi quyền lợi BHYT được hưởng, mức đóng BHYT hiện nay được...

Liệt toàn thân chỉ sau 1 mũi tiêm

Người phụ nữ nhập viện trong tình trạng tỉnh táo nhưng liệt toàn thân từ vùng cổ trở xuống, phải...

Suýt phải cắt bỏ ngực do biến chứng nặng sau tiêm filler

Thiếu nữ 19 tuổi gặp biến chứng nặng sau tiêm filler tại spa với mong muốn nâng cấp vòng 1.

Nghiên cứu tăng mức phạt với vi phạm an toàn thực phẩm

Theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long, công tác quản lý an toàn thực phẩm vẫn còn một số hạn...

Nam sinh 14 tuổi dập nát tay do nghịch pháo tự chế

Pháo tự chế phát nổ khiến bệnh nhân 14 tuổi dập nát bàn tay, bác sĩ phải phẫu thuật khẩn...

Tưởng chỉ đau bụng, không ngờ mắc bệnh tắc tĩnh mạch cửa hiếm gặp

Người đàn ông đau bụng dữ dội quanh rốn, đi tiêu ra máu đỏ lượng nhiều, bị xuất huyết tiêu...

BHXH Việt Nam: Cơ sở y tế bắt buộc người bệnh xuất trình thẻ BHYT giấy là chưa phù hợp

BHXH Việt Nam khẳng định việc bệnh viện hoặc cơ sở y tế yêu cầu người bệnh xuất trình thẻ...

Tin mới nhất

Bộ sưu tập túi hiệu đắt đỏ của Phương Nhi - con dâu tỷ phú Phạm Nhật Vượng

1 giờ trước

Thanh niên 30 tuổi vỡ mạch máu não sau khi tắm do thói quen tưởng vô hại

1 giờ trước

6 mẹo giảm mỡ bụng đón Tết, bất ngờ việc nuôi thú cưng đốt cháy 850 calo/ngày

1 giờ trước

Gãy xương nhập viện sau khi chơi trò vật tay với bạn

1 giờ trước

Nghệ sĩ hài Minh Vượng: U70 độc thân, sống lạc quan, vui vẻ

1 giờ trước

Cảnh khóc của Lý Hiện trong Quốc Sắc Phương Hoa gây bão' vì quá đặc biệt

1 giờ trước

Tôn Lệ 'gây bão' khi hội ngộ cùng đạo diễn 'Chân Hoàn truyện', nhan sắc bất biến theo thời gian

1 giờ trước

K-ICM kết hôn

17 giờ trước

Romeo Beckham quấn quýt bạn gái

17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình