Phụ Nữ Sức Khỏe

Người bệnh thủy đậu tắm lá khế có tốt không?

Thủy đậu tắm lá khế là phương pháp dân gian giúp hạn chế tình trạng ngứa ngáy và khó chịu do nốt mụn nước gây ra. Tuy nhiên, điều này có thực sự tốt hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết ngay sau đây để biết được câu trả lời chính xác nhất.

Công dụng của lá khế

Trước khi đi vào nội dung thủy đậu tắm lá khế có tốt hay không? Người bệnh hãy cùng tìm hiểu sơ qua công dụng chữa bệnh của loại lá này.

Theo Y học cổ truyền, lá khế có vị chát, tính mát với tác dụng lợi tiểu và chữa các chứng lở ngứa, ung nhọt do nhiệt huyết. Đặc biệt là giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy của bệnh thủy đậu một cách hiệu quả.

thuy dau tam la khe 1
Lá khế chứa nhiều thành phần có lợi rất tốt cho sức khỏe người sử dụng - Ảnh minh họa: Internet

Bị thủy đậu có nên tắm?

Một số người quan niệm rằng bệnh thủy đậu cần phải kiêng nước. Tuy nhiên trên thực tế điều này hoàn toàn sai lầm. Nhất là khi thời tiết nắng nóng, cơ thể người bệnh tiết nhiều mồ hôi và chảy xuống các mụn nước. Nếu không vệ sinh kịp thời rất dễ dẫn đến nhiễm trùng hay lở loét viêm da bội nhiễm vô cùng nguy hiểm.

Do đó, để bệnh thủy đậu mau chóng hết trong khoảng thời gian từ 1 – 2 tuần, người bệnh nên tắm rửa sạch sẽ nhưng không dùng tay hay khăn chà sát vào mụn nước. Điều này có thể làm cho mụn vỡ ra và nhiễm trùng. Bên cạnh đó người bệnh nên sử dụng nước tắm ở nhiệt độ bình thường, tránh dùng nước nóng.

Bệnh thủy đậu có nên tắm lá khế hay không?

Thông thường nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa ngáy ở người bệnh thủy đậu là do một loại virus có tên là Varicella Zoster gây ra. Sau khoảng thời gian từ 10 – 14 ngày ủ bệnh, người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu như sốt nhẹ, biếng ăn, nổi mẩn đỏ,… Tiếp đến sẽ hình thành nên các mụn nước dạng phỏng kèm theo ngứa.

thuy dau tam la khe 2
Người bệnh thủy đậu tắm lá khế ở giai đoạn đầu khi mới xuất hiện dấu hiệu mẩn đỏ trên da - Ảnh minh họa: Internet

Do đó, khi người bệnh thủy đậu tắm lá khế chỉ là biện pháp hỗ trợ giảm ngứa tạm thời ngoài da và không có công dụng điều trị bệnh. Tuy nhiên, người bệnh ở giai đoạn mới phát với những nốt mẩn đỏ có thể tắm lá khế để giảm nhanh triệu chứng.

Thủy đậu tắm lá gì nhanh khỏi?

Lá kinh giới

Các chuyên gia cho rằng người bệnh thủy đậu có thể dùng nước lá kinh giới để tắm. Bởi loại lá này chứa nhiều dưỡng chất cần thiết giúp thanh lọc và giải độc cơ thể. Đặc biệt được sử dụng hiệu quả trong việc điều trị các chứng mẩn ngứa và nổi mụn nước do thủy đậu gây ra. Người bệnh nên áp dụng phương pháp này đều đặn hàng tuần từ 1 - 2 lần.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Chuẩn bị 50 gram lá kinh giới tươi hoặc khô
  • Bước 2: Tiếp theo cho lá kinh giới vào nồi cùng 1,5 lít nước đun sôi
  • Bước 3: Sau đó chờ nước nguội hoặc pha thêm nước mát để tắm

Lá chè xanh

Bên cạnh thủy đậu tắm lá khế, người bệnh có thể thay thế bằng lá chè xanh. Đây được xem là vị thuốc tự nhiên có công dụng làm lành vết thương và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm da rất tốt. Nhờ đặc tính oxy hóa và kháng khuẩn cao. Người bệnh có thể tham khảo cách dùng lá chè xanh để tắm như sau:

thuy dau tam la khe 3
Người bệnh thủy đậu nên duy trì sử dụng lá chè để tắm thường xuyên hỗ trợ giảm nhanh cơn ngứa ngáy trên da - Ảnh minh họa: Internet
  • Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá chè xanh tươi đem rửa sạch và vò nát cho vào nồi
  • Bước 2: Sau đó thêm một ít muối hạt và tiến hành đun sôi
  • Bước 3: Cuối cùng lọc nước thuốc và pha thêm một ít nước lọc để nguội dùng tắm

Lá sầu đâu

Lá sầu đâu hay có tên gọi khác là Neem thường được nhiều người dùng làm thuốc điều trị các bệnh lý ngoài da vô cùng hiệu quả. Loại lá cây này có khả năng kháng viêm và chống khuẩn rất tốt. Đặc biệt là giảm tình trạng ngứa ngáy và giúp miệng của các nốt mụn nước đóng vảy nhanh hơn. Từ đó rút ngắn thời gian lành bệnh.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Chuẩn bị 300 gram lá sầu đâu đem rửa sạch và đun với 1 lít nước
  • Bước 2: Sau khi nước sôi thì tắt bếp và lọc lấy nước. Pha thêm nước mát hoặc chờ nước nguội dùng để tắm
thuy dau tam la khe 4
Lá sầu đâu rất dễ kiếm và rẻ tiền nên người bệnh thủy đậu có thể tìm mua ở bất kỳ nơi nào - Ảnh minh họa: Internet

Lá tre

Theo Đông Y lá tre tính lành và có vị nhạt với công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu và giảm sốt. Đồng thời các hoạt chất có trong lá cây này còn có khả năng chữa viêm loét và hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá tre đem rửa sạch và vò nát. Sau đó cho vào nồi cùng 1 lít nước đun sôi
  • Bước 2: Tiếp theo lọc lấy nước để nguội và tắm
thuy dau tam la khe 5
Hướng dẫn chi tiết cách nấu nước lá tre cho người bệnh thủy đậu tắm đơn giản ngay tại nhà - Ảnh minh họa: Internet

Lá mướp đắng

Lá mướp đắng không chỉ có công dụng giải độc, thanh nhiệt cơ thể mà còn góp phần làm đẹp da. Bên cạnh đó, người bệnh thủy đậu áp dụng phương pháp tắm lá cây này còn giúp hạn chế các triệu chứng ngứa ngáy và làm lành vết thương nhanh chóng.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Chuẩn bị 20 gram lá mướp đắng và 20 gram lá kinh giới đem giã nát
  • Bước 2: Sau đó vắt lấy nước và pha cùng 1,5 lít nước, thêm một ít muối dùng để tắm.
thuy dau tam la khe 6
Người bệnh thủy đậu có thể dùng lá mướp đắng để nấu nước tắm hàng ngày nhằm giảm nhanh triệu chứng ngứa do các nốt mụn nước gây ra - Ảnh minh họa: Internet

Một số lưu ý khi sử dụng lá khế để tắm

Người bệnh thủy đậu tắm lá khế chỉ trong thời gian khoảng từ 5 – 10 phút ở nhiệt độ vừa phải. Điều này giúp tránh làm các nốt mụn nước bị vỡ ra.

Thủy đậu tắm lá khế chỉ áp dụng cho trường hợp người bệnh nổi mẩn đỏ hoặc các nốt ban nhẹ. Đặc biệt tránh dùng cho ban thủy đậu đã vỡ hoặc trên cơ thể có vết thương hở.

Trên thực tế việc người bệnh thủy đậu tắm lá khế hay bất kỳ lá nào không đúng cách đều dẫn tới nguy cơ bị nhiễm trùng cao. Vì thế, khi quyết định tắm lá khế, người bệnh nên pha nước ấm cùng ít muối loãng hoặc xà phòng trung tính để diệt khuẩn.

Nước lá có thể gây dị ứng và kích thích bệnh phát triển trên diện rộng. Thế nên người bệnh nên lấy ít nước và thử trước trên vùng da tay. Nếu thấy da xuất hiện các triệu chứng bất thường như nổi mẩn đỏ, phát ban,… thì ngưng sử dụng ngay lập tức.

Lựa mua các loại lá tắm có nguồn gốc rõ ràng để tránh trường hợp sử dụng lá còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật gây hại cho da và khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Người bệnh thủy đậu cần kết hợp tắm nước lá khế với sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Trong trường hợp người bệnh thủy đậu tắm làm các mụn nước vỡ ra thì nên bôi thuốc xanh methylene ngay để tránh bị nhiễm trùng.

Tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi có ý định sử dụng bất kỳ loại lá nào để tắm.

Nước dùng để tắm không quá nóng hoặc quá nguội. Đồng thời tỷ lệ pha giữa nước lá và nước cần cân bằng nhằm làm tăng tác dụng điều trị hiệu quả hơn.

Qua bài viết trên có thể thấy người bệnh thủy đậu tắm lá khế chỉ hỗ trợ giảm tình trạng ngứa ngáy khi da nổi mẩn đỏ ở giai đoạn đầu. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế sử dụng loại lá này để tắm khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu nặng hơn.

Kim Ngân

Tin liên quan

8 bài thuốc trị bệnh thủy đậu hiệu quả, dễ làm ngay tại nhà

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng lây lan nhanh và xảy ra ở cả người...

Cách chữa viêm họng bằng lá tía tô đơn giản ngay tại nhà

Chữa viêm họng bằng lá tía tô là phương pháp hữu hiệu được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên không...

Tác dụng của lá vông sẽ khiến bạn bất ngờ, hãy thêm ngay vào chế độ ăn

Không chỉ dùng để gói nem, làm rau ăn kèm, nhiều người còn dùng lá vông để trị bệnh mất...

Vì sao bạn cần thải độc cơ thể?

Độc tố tích tụ lâu ngày dễ dẫn đến nhiều bệnh tật, đồng thời còn làm tăng nhanh tốc độ...

Viêm xung huyết niêm mạc hang vị: Bệnh lý dạ dày nguy hiểm cần chú ý

Viêm xung huyết niêm mạc hang vị là bệnh lý nguy hiểm liên quan đến dạ dày. Nếu không được...

Cảnh báo những cái chết từ vết thương siêu nhỏ

Vi khuẩn uốn ván có ở trong đất và chỉ vết thương nhỏ vi khuẩn này sẽ thâm nhập vào...

Con đường lây truyền bệnh viêm màng não mủ ở người lớn

Viêm màng não mủ ở người lớn là bệnh lý ít xảy ra với các biểu hiện điển hình là...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình