Phụ Nữ Sức Khỏe

Ngồi xổm đứng dậy chóng mặt là do đâu và cách khắc phục là gì?

Bạn đã từng gặp trường hợp ngồi xổm đứng dậy chóng mặt. Nguyên nhân của nó là việc não không nhận đủ lượng máu cần thiết. Do vậy bạn cần có cách khắc phục sao cho đúng.

Ngổi xổm đúng dậy chóng mặt là tình trạng thường xuyên xảy ra ở rất nhiều người. Khi gặp vấn đề này chứng tỏ cơ thể đang bị yếu, mắc bệnh hoặc thể trạng không tốt. Vậy, để khắc phục dấu hiệu xấu này, chúng ta cần có cách chăm sóc cơ thể tốt hơn.

Vì sao cứ ngồi xổm đứng dậy lại bị chóng mặt?

Bị chóng mặt sau khi ngồi và đứng dậy do thiếu máu lên não
Bị chóng mặt sau khi ngồi và đứng dậy do thiếu máu lên não

Theo các nghiên cứu cho thấy, khi ngồi xuống các dây chằng ở đầu gối bị ép chặt lại, lúc này lượng máu lưu thông qua lại sẽ bị chậm hoặc ngưng trệ. Do đó, việc vận chuyển máu đến các cơ quan cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh không được đầy đủ và không kịp thời. Chính vì vậy mà khi bạn đứng lên sẽ thấy bị chóng mặt và “xây xẩm mặt mày” trong khoảng một thời gian nhất định.

Kèm với đó, đối với những người ở trong tình trạng thiếu máu, khi ngồi xổm thì hiện tượng chóng mặt, đau đầu sẽ diễn ra nhiều hơn và mức độ nặng sẽ cao hơn.

Biện pháp khắc phục chóng mặt khi ngồi xổm

Đối với người bình thường, việc bị chóng mặt sẽ được cải thiện và tự loại bỏ nhanh chóng sau khi kết thúc việc ngồi xổm, đứng dậy sau đó. Tuy nhiên, nếu cơ địa yếu kèm với các biểu hiện của bệnh thiếu máu thì bạn cần áp dụng một vài biện pháp hữu hiệu để đảm bảo sức khỏe và chất lượng công việc của mình.

Ngồi xuống lại khi bị chóng mặt

Nếu bạn vừa mới đứng dậy mà có cảm giác chóng mặt, hoa mắt thì hãy lập tức ngồi xuống lại. Bởi chóng mặt do nguyên nhân thiếu máu não, khiến hệ thần kinh làm việc kém hiệu quả, thiếu tập trung và muốn xỉu. Bởi vậy, bạn hãy ngồi lại tư thế ngồi xổm hay ngồi khoanh chân sẽ giúp siết chặt mạch máu, làm máu không lưu thông xuống dưới và dồn lên đại não lại.

Cách này có thể khắc phục tình trạng mệt mỏi tức thì nhưng cũng có thể khiến chân bạn bị tê nhức. Lúc này bạn cần đảm bảo ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi để hồi sức nhanh nhất nhé.

Không đổi tư thế quá nhanh

Ngồi xuống và đứng dậy chậm rãi để không bị chóng và chóng mặt
Ngồi xuống và đứng dậy chậm rãi để không bị chóng và chóng mặt

Nếu bạn đang ngồi xổm mà đứng dậy một cách nhanh chóng thì chắc chắn sẽ gây ra chóng mặt và choáng. Bởi do tác dụng của lực trái đất, máu sẽ tụt xuống dưới, làm cho các mạch máu ở đầu thiếu máu cục bộ dẫn đến chóng mặt, đau đầu khoảng vài giây. Do vậy, nếu bạn đang ngồi và muốn đứng dậy thì hãy thực hiện một cách từ từ để máu lưu thông chậm rãi và ổn định.

Phòng ngừa tình trạng bị chóng mặt khi đứng dậy

Để có thể ngăn ngừa tình trạng bị chóng mặt sau khi đứng dậy, bạn cần tạo cho mình những thói quen tốt cho việc bổ sung và lưu thông máu ổn định trong cơ thể.

Hạn chế việc đặt tay lên ngực khi ngủ, gác chân lên bàn, ghế cao. Bởi làm như vậy, dòng lưu thông máu sẽ bị ngược chiều, lúc đó máu sẽ không đủ áp lực từ tim chạy ngược tới các bộ phận đặt sai vị trí.

Bạn cần tạo thói quen uống đủ và với lượng nước vừa phải chia đều trong ngày, không nên uống một lúc quá nhiều vì nó sẽ làm loãng máu. Khi bị tình trạng này mà bạn vận động nhiều hoặc có những tư thế chèn ép mạch máu thì sẽ rất dễ bị chóng mặt, choáng.

Đồng thời, cần tập thể dục thường xuyên để vận động tay chân, thư giãn gân cốt, giúp tăng cường lưu thông máu, giảm nguy cơ bị chứng chóng mặt khi đứng dậy hay đổi tư thế.

Ngăn ngừa chóng mặt khi dùng nhiều thực phẩm chứa sắt
Ngăn ngừa chóng mặt khi dùng nhiều thực phẩm chứa sắt

Ngoài ra, thiếu máu là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bị chóng mặt khi ngồi xổm và đứng dậy, do đó bạn cần bổ sung thêm máu cho cơ thể. Cách tốt nhất đó là chọn bữa ăn dinh dưỡng với hàm lượng chất sắt cao như thịt động vật, hải sản, trứng, rau có màu đậm, đậu nành,...

Như vậy, với gợi ý như trên, bạn đã biết nguyên nhân bị chóng mặt khi ngồi xổm đứng dậy rồi. Chỉ cần áp dụng đúng cách thì chắc chắn tình trạng xấu này sẽ được cải thiện nhanh chóng. Chúc bạn thành công và có biện pháp chăm sóc gia đình tốt hơn nhé.

Bích Thành (tổng hợp)

Tin liên quan

Nguy cơ nhiễm khuẩn sau sinh chắc hẳn nhiều mẹ vẫn chưa biết

Nhiễm khuẩn sau sinh và một trong những nguy cơ bệnh tật các mẹ thường mắc phải. Để đảm bảo...

Căn bệnh dễ gặp vào mùa mưa bạn cần biết để phòng tránh

Những căn bệnh dễ gặp vào mùa mưa bạn cần biết và ghi nhớ để có biện pháp phòng tránh,...

Điều trị rối loạn giấc ngủ theo cách này giúp bạn ngủ ngon hơn mỗi ngày

Sớm có cách điều trị rối loạn giấc ngủ để giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn. Bạn...

Mẹ đơn thân nên kinh doanh gì để kiếm được nhiều tiền mà vẫn chăm con tốt

Sống một mình nuôi con là sự lựa chọn của nhiều phụ nữ hiện nay. Để đảm bảo chi tiêu...

Kinh nghiệm cho chị em: Cách phân biệt máu báo có thai và máu kinh nguyệt

Biết cách phân biệt máu báo có thai và máu kinh nguyệt sẽ giúp chị em sớm chuẩn bị tinh...

Bạn có biết trồng cây gì đuổi muỗi tốt nhất mà dễ chăm sóc chưa?

Nếu bạn chưa biết làm cách nào để muỗi không xuất hiện và gây bệnh thì trồng cây đuổi muỗi...

Cách điều trị đi cầu ra máu tươi khi mang thai mẹ cần biết

Đi cầu bị ra máu tươi khi mang thai không phải hiếm gặp, lúc này bạn cần có cách điều...

Tin mới nhất

9 đồ uống nóng tốt cho cơ thể khi thời tiết trở lạnh

58 phút trước

Tăng khả năng miễn dịch tốt bằng cách bổ sung những gia vị này

58 phút trước

Bất ngờ với 5 lợi ích sức khỏe của cà phê nấm có thể bạn chưa biết

58 phút trước

Chuyện gì xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều nghệ?

58 phút trước

5 cách bổ sung chất xơ vào chế độ ăn mùa lạnh của bạn

58 phút trước

Những thực phẩm không làm tăng lượng đường trong máu

14 giờ trước

Ăn lòng đỏ trứng mỗi ngày, chuyện gì xảy ra?

15 giờ trước

Cách làm tóp mỡ da giòn, vàng rộm thơm ngon lại không bị hôi dầu

18 giờ trước

Đây là loại rau giúp phòng chống ung thư, bán đầy ở chợ Việt, vị ngọt thanh mát rất dễ...

18 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình